Hai tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, chính quyền Tổng thống Joe Biden và đồng minh𓆉 châu Âu bắt đầu lên kế hoạch cho một tương lai không còn tìm cách chung sống hòa bình với Nga, mà tăng sức ép trên mọi p🔜hương diện nhằm cô lập và làm suy yếu quốc gia này.
Sau loạt lệnh trừng phạt chưa từng có nhắm vào kinh tế Nga, NATO và Liên minh châu Âu (EU) đang soạn thảo các chính sách mới trên hầu hết lĩnh vực, từ quốc phòng, tài chính đến thương mại và ngoại gi🌄ao quốc tế nhằm phục vụ mục đích đó.
Chính sách cô lập Nga dự kiến vượt xa các biện pháp trước đây mà phương Tây từng áp dụng với Moskva. Chiến lược an ninh quốc gia được ông Biden đề xuất năm ngoái𝔉 có thể sẽ bị thay đổi đáng kể so với kỳ vọng ban đầu là tập trung hoàn toàn vào đối phó Trung Quốc và cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước. Chiến lược quốc phòng mới của Lầu Năm Góc, được gửi cho quốc hội vào thá꧟ng trước, ưu tiên ứng phó với cái mà họ gọi là "thách thức Nga ở châu Âu", cũng như "mối đe dọa từ Trung Quốc".
Khái niệm Chiến lược được NATO công bố năm 2010 vạch lộ t🃏rình tìm kiếm "quan hệ đối tác chiến lược thực sự" với Nga. Tuy nhiên, NATO sẽ thay đổi chính sách này trong tài liệu chiến lược được đưa ra tạ✅i hội nghị thượng đỉnh liên minh vào tháng 6, khi xác định rằng tìm kiếm "đối thoại có ý nghĩa" với Nga không phát huy hiệu quả.
EU cũng đã vạch kế hoạch cắt giảm 2/3 khí đốt Nga vào cuối năm nay và ngừng nhập hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch Nga trước năm 2030. "Đây không hẳn là biệ🐻n pháp trừng phạt, mà là con đường đảm bảo rằng chúng tôi trở nên độc lập với khí đốt và dầu mỏ Nga", Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra nói tại một diễn đàn ở Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington gần đây.
"Với một số nước, lộ trình có thể là nhiều tháng. Đối với những nước khác, nó có thể là nhiều năm. Nhưng Hà Lan và các quốc gia khác thực sự nghiêm túc với kế hoạch này. Không bao giờ đượ🧜c lặp lại sai lầm tương tự", Ngoại trưởng Hoekstra nói thêm.
Các đồng minh của Mỹ đã thông báo tăng ngân sách quốc phòng. Phần Lan và Thụy Điển dự kiến sớm nộp đơn xin gia nhập NATO. Nếu hai quốc gia có truyền🥀 thống trung lập này trở thành thành viên NATO, cán cân an ninh châu Âu sꦰẽ thay đổi đáng kể.
Tổng thống Biden đã ký dự luật chấm dứt quy chế tối huệ quốc với Nga và cấm nhập khẩu dầu từ nước này. Đại hội đồng Liên H🦩ợp Quốc cũng bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền của Nga, động thái khiến Moskva tuyê𒐪n bố rút khỏi tổ chức. Một số nước phương Tây thậm chí còn kêu gọi tước quyền phủ quyết của Nga tại Hội đồng Bảo an.
Chiến lược cô lập Moskva lâu dài được phương Tây vạch ra ngay cả khi Mỹ và các đồng minh đã tăng cường lệnh trừng phạt Nga, cấp tập bơm vũ khí cho Ukraine và triển khai hàng chục nghìn binh sĩ tới sườn đông NATO.
Nhiều biện pháp trong số đó sẽ được duy trì vĩnh viễn, theo một số quan chức cấp cao của Mỹ và đồng minh. Jake Sᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚౠᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚullivan, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, hôm 10/4 tuyên bố mục đích của chiến lược này là "làm Nga bị suy yếu và cô lập, còn phương Tây trở nên mạnh mẽ, thống nhất và quyết tâm hơn".
"Ngày càng có nhiều ngườiౠ cho rằng một chiến lược ngăn chặn đang được hình thành. Ủng hộ Ukraine nhiều nhất có thể, trừng phạt Nga mạnh nhất có thể, nỗ lực hết sức để giảm phụ thuộc vào Nga và tập trung hơn cho quốc phòng", Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics nói trong một cuộc phỏng vấn tuần trước.
Tuy nhiên, không phải tất cả đều ủng hộ cô lập Nga. Một số người đã bày tỏ hoài nghi về chiến lược của phương Tây, phản đối quay ⭕lại chính sách cô lập thời Chiến tranh Lạnh.
Tại Pháp, ứng viên tổng thố💧ng Marine Le Pen kêu gọi phương Tây và Nga hòa giải, đồng thời nhắc lại cam kết rút Pháp khỏi bộ chỉ huy NATO nếu bà đắc cử. Cũng có nhiều tiếng nói ở Đức ủng hộ duy trì cánh cửa đối thoại với Moskva để tạo điều kiện cho khả năng nối lại quan hệ.
Tại Mỹ, khi khủng hoảng Ukraine tăng nhiệt, cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều ủng hộ chính sách đối phó Nga của Tổng 🍸thống Biden. Tuy nhiên, 🅰giới quan sát cho rằng khi xung đột Ukraine hạ nhiệt, bất đồng chắc chắn sẽ phát sinh về chính sách gia tăng chi tiêu quốc phòng cũng như sự cần thiết phải hợp tác với Nga về các vấn đề như không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Phe Cộng hòa cũng than phiền rằng nỗ lℱ🐽ực tập trung ứng phó Trung Quốc bị suy giảm, trong khi lệnh cấm dầu Nga đang góp phần khiến giá cả các mặt hàng ở Mỹ leo thang, điều có thể tác động xấu tới chương trình nghị sự trong nước của ông Biden.
Phát biểu tại buổi lễ ở sân bay vũ trụ Vostochny tại vùng Viễn Đông tuần trước, Tổng thống Putin cảnh báo phương Tây rằng mọi n♏ỗ lực cô lập Nga đều sẽ thất bại, lấy dẫn chứng từ thành công của chương trình không gian vũ trụ Liên Xô trước đây, cho thấy Moskva có thể đạt được những bước nhảy vọt ấn tượng dù bị bủa vây trong các lệnh cấm vận của phương Tây.
"Chúng tôi sẽ không bị cô lập", ôn✱g nói. "Cô lập bất kỳ ai trong thế giới hiện đại này đều là không thể, đ♓ặc biệt là một đất nước rộng lớn như Nga".
Thanh Tâm (Theo Washington Post, FT)