Bài viết dưới đây của tác giả người Anh, bút danh Lee Cobaj, được đăng tải trên Independent đầu tháng 3. Ký ức về chuyến đi tới Bali trước đây ùa về trong tâm trí Lee khi cô lặn biển Maldives và nhìn ngắm những sinh vật dưới đại dương.
Tôi thắt lòng khi xem thợ lặn Rich Horner bơi cùng đàn cá đuối, giữa hàng nghìn mản✤h rác thải nhựa lơ lửng dưới vùng biển ngoài khơi hòn đảo thiên đường Bali.
Đoạn video được Rich chia sẻ trên Facebook và YouTube thu hút h꧑àng triệu lượt xem
Video được quay tại Mũi Cá đuối (Manta Point), cách bờ tây🍃 nam đảo Bali khoảng 20 km. Mặc dù những người mê du lịch sốc trước cảnh tượng này, nhiều người dân Bali không bất ngờ: tình trạng ô nhiễm có thể nghiêm trọng hơn vào mùa 🌳mưa, nhưng đây là vấn đề quanh năm của vùng biển đảo này.
Stuart McDonald, chủ blogger Travelfish sinh sống tại Indonesia hơn một thập kỷ, cho biết: "Nhiều người cố gắng phủ nhận tình trạng này, bằng c🎃ách nêu ra những lý do như dòng hải lưu, mùa mưa, gió (tất cả yếu tố này đều tác động tới rác thả⛎i), nhưng suy cho cùng những thách thức khổng lồ không chỉ riêng Bali mà cả Indonesia đang phải đối mặt là do chính con người gây ra. Đáp án cho những vấn đề này chính là giáo dục.
Là một người thường xuyên tới Indonesia, tôi đã đi 🙈và tận mắt thấy tình trạng ô nhiễm của đất nước này. Tháng 3/2017, khi đang đi lặn tại bãi Manggis nằm về phía bờ tây đảo Bali, tôi đã phải nhảy xuống làn nước váng dầu, ngập rác - từ vỏ kẹo, chai nhựa, cho tới hộp xốp đựng thức ăn... Tôi còn thấy một rạn san hô mọc vươn lên khỏi chiếc bỉm em bé vướng vào nó, nên rời đi ngay sau đó.
Trong một chuyến đi khác tới quần đảo Riau ở miền nam Indonesia, tôi phải sững người khi thấy một trong những bãi biển cát trắng hoang vắng nhất lại phủ một lớp rác nhựa dày đặc. Từ dép xỏ ngón, ống hút, bật lửa, bình xịt hen, hộp xốp, cha🍃i lọ đủ kích cỡ và hình dáng... đều ngổn ngang khắp nơi.
Đó cũng là những thứ bị dạt từ dưới biển lên, nhưng Indonesia không phải nơi duy nhất. Rác thải nhựa xâm chiếm nhiều vùng biển khắp Đông Nam Á, từ🍎 Thái Lan, Malaysia, Campuchia đến Việt Nam...
"Đây không phải vấn đề mới mẻ, những b💟ãi biển của Bali đã trải hàng chục mùa mưa mỗi năm, trong khi giáo dục môi trường tại Indonesia thụt lùi 40 năm so với thế giới. Khách du lịch quá tải và những mục tiêu tăng trưởng từ các nhà chức trách không hề được tính toán kèm tác động tới môﷺi trường, hay cân nhắc chiến lược phát triển bền vững. Những động thái này như thêm dầu vào lửa", McDonald nói. Anh cho rằng những tổ chức cộng đồng đang có nhiều dấu hiệu tích cực trong hoạt động vì môi trường, song đáng lẽ họ phải vào cuộc trước đó rất lâu và quyết liệt hơn nữa.
Hiện việc bảo vệ môi trường chủ yếu nhờ vào những khách sạn ven bờ biển. Sáng sáng, nhân viên vệ sinh phải dọn dẹp sạch những đ♚ống rác dạt vào bờ từ ban đêm, để đảm bảo du khách sẽ thấy bãi biển trong xanh khi thức giấc.
Về những con cá đuối, Simon Hilbourne, nhà sinh học đến từ tổ chức bảo vệ cá🐭 đuối Manta Trust, nói với tôi rằng: "Lượng rác thải nhựa trong video này ở mức cực điểm, rất đáng lo ngại. Là những sinh vật lọc nước biển để kiếm thức ăn, cá đuối có nguy cơ ăn phải nhựa rất cao, đặc biệt là những mẩu nhựa nhỏ (microplastic)".
"Chúng tôi khá chắc chắn rằng những con cá đuối đang phải tiêu hóa một lượng rác thải nhựa độc hại khi ki♔ếm ăn. Nhưng chúng tôi không biết rõ điều này ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chúng", ông Simon nói.
Ông cũng đề cập đến giá trị kinh tế khi đầu tư bảo൩ tồn động vật hoang dã. Theo nghiên cứu về tác động kinh tế toàn cầu của ngành du lịch ngắm cá đuối được đăng tải trên website của Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, dịch vụ này giúp Maldives t൩hu về 8,1 triệu USD hàng năm, và 140 triệu USD trên toàn thế giới.
"Một con cá đuối bị giết lấy thị𝓡t bán được khoảng 500 USD, nhưng có lẽ nó sẽ giúp con người kiếm được gần🐈 một triệu USD nếu được sống đến hết đời", Simon nhận định.
Có lẽ người Indonesia nên tự hỏi mình rằng liệu họ mu🍃ốn đầu tư bao nhiêu tiền cho ngành du lịch nước nhà.
Tour lặn ngắm cá đuối ở Bali. Video: En Vadrouille.