“Anh ấy buồn nôn... khó thở… rồi mạch chìm dần… tới khi không thấy nhịp tim nữa...”.
😼Linh nghẹn lời, dừng kể. Anh khóc. Ban đầu chỉ là một vệt nước chảy từ khóe mắt. Anh đưa ngón tay quệt nhòe nhoẹt, vụng về. Nhưng rồi, nhiều quá, anh đưa cả hai bàn tay bưng mặt khóc rưng rức, không muốn kìm lại nữa.
💯Nguyễn Mạnh Linh, 29 tuổi, là một trong ba bác sĩ của kíp trực lọc máu chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Khoa lọc máu có ba phòng, Linh phụ trách phòng số 2.
🍷7h sáng 29/5, như mọi ngày, anh tiếp 6 bệnh nhân, thăm khám các chỉ số sinh tồn. 12 bệnh nhân khác do hai bác sĩ còn lại của kíp trực phụ trách. Tình trạng 18 bệnh nhân đều ổn định, có thể chạy máy lọc máu bình thường. Nửa tiếng sau, họ được chia thành 3 nhóm nằm ở 3 phòng có 7 điều dưỡng chăm sóc.
🐲8h tại phòng số 2, bà Nguyễn Thị Minh (64 tuổi) đột nhiên nói bị đau bụng, tức ngực. Liền đó, anh Bùi Văn Chính giường kế bên giọng mệt mỏi: “Bác sĩ ơi, tôi rét, đau bụng”.
ꦆÍt phút sau, tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng: đau bụng, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa… Hai phòng bên cạnh, những tiếng ọe cùng bước chân người dìu nhau ra vào nhà vệ sinh liên tục…
🐻“Dừng chạy máy tất cả các giường”, Linh ra y lệnh đầu tiên và báo cho lãnh đạo bệnh viện. Các điều dưỡng liên tục đo huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ... Hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng khác dồn đến hỗ trợ kíp trực. Tình trạng các bệnh nhân liên tục thay đổi, một số giảm triệu chứng khó chịu, nhưng có người lại chuyển nặng.
𒀰“Khó hiểu quá, quy trình mình vẫn làm như mọi ngày, sao hôm nay lại diễn biến thế này? Lại là toàn bộ bệnh nhân?”, một nữ điều dưỡng không thể tự lý giải.
🎶8h20, bệnh nhân Bùi Văn Pơi được chuyển lên phòng hồi sức tích cực.
𒆙8h30, bệnh nhân Bùi Văn Huyển nguy kịch, huyết áp tụt, mạch trụy, chỉ số sinh tồn xấu đi nhanh chóng. Linh cùng ê kíp gấp rút kích tim, bóp bóng ôxy liên tục trong nửa giờ.
𝓀Vợ ông Huyển đứng cạnh giường, câm lặng, bàng hoàng...
***
🥂Bệnh nhân Bùi Văn Pơi trút hơi thở cuối cùng lúc 23h.
ꦛ9h sáng tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bác sĩ Bùi Văn Thụ đang theo học chuyên môn thì nhận được điện thoại. Đầu dây bên kia, giọng đồng nghiệp từ quê nhà run rẩy báo tin dữ. Xếp vội công việc, anh cùng đoàn bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai lao về Hòa Bình.
💖14h, bác sĩ Thụ có mặt tại phòng hồi sức tích cực, tham gia cấp cứu rồi chứng kiến lần lượt 6 bệnh nhân ra đi.
🌜Người thứ 7 vĩnh biệt sự sống là Bùi Văn Pơi. Ông Pơi trút hơi thở cuối cùng lúc đêm muộn 29/5.
꧙“Tôi và nhiều anh chị em không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận cơn ác mộng đã thành sự thật”, Thụ nói.
💎Thụ lại lên xe cứu thương, dẫn đoàn cấp cứu chuyển những bệnh nhân sống sót xuống Hà Nội trong đêm. “Chưa bao giờ tôi thấy đoạn đường từ Hòa Bình tới Bệnh viện Bạch Mai lại dài như vậy”, bác sĩ nói. 10 bệnh nhân được ổn định tại Bạch Mai, bác sĩ Thụ lại ngược về Hòa Bình khi ánh mặt trời báo đã sang ngày mới.
𓆏Bác sĩ Nguyễn Mạnh Linh bật khóc nhớ lại khoảnh khắc cấp cứu bệnh nhân.
☂Với bác sĩ Linh, ba ngày sau ca tai biến, anh chưa rời bệnh viện, giấc ngủ tích cóp trong nửa tuần được ngót 6 tiếng đồng hồ.
𝔉Vợ Linh cũng là một trong hai bác sĩ còn lại cùng kíp trực ấy. Chị đang mang bầu hai tháng. Việc làm yêu thích nhất thường ngày của bác sĩ Linh mỗi lúc giải lao là trò chuyện với đứa con trong bụng vợ. 29/5, một ngày liền, Linh không gặp vợ con dù chỉ cách vài bước chân.
﷽Hôm sau vợ chồng gặp nhau ở phòng ăn. “Tôi vừa hơi nhăn mặt, là hắn (vợ) khóc. Tôi cũng không nuốt nổi cơm nữa”. Anh chạy lại quỳ gối trước bụng vợ thì thào: “Con ơi, bố xin lỗi…”. Chỉ nói được thế, hai vợ chồng lại ôm nhau khóc.
꧃“Tôi thèm khát được khóc, được giải tỏa, chia sẻ với bệnh nhân”, bác sĩ Hoàng Công Tình, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình buông từng lời. Nhưng anh không thể làm thế vì còn 40 nhân viên phía dưới, họ cần một chỉ huy, cần người kết nối công việc thật tốt.
💞Nhiều điều dưỡng đã bật khóc khi thấy bệnh nhân đột ngột diễn biến xấu rồi tử vong. ”Cũng đau đớn như cảm giác mất đi người thân trong gia đình", bác sĩ Tình giãi bày.
ℱAnh cũng cho rằng, thông thường người nhà có thể trách móc y bác sĩ, có thể phản ứng với cảm xúc mạnh, “nhưng hai ngày nay họ chưa nói với tôi câu nào nặng lời", anh Tình gượng cười.
Thân nhân chờ nhận xác người nhà đêm 29/5.
꧒Với chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, khu chạy thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình như ngôi nhà thứ hai khi mẹ chị - bà Nguyễn Thị Minh (64 tuổi) bị suy thận, ra vào lọc máu gần chục năm nay.
ಌCác buổi sáng ngày chẵn - thứ 2, 4, 6 - em trai út chị Tuyết lại chở mẹ đến bệnh viện chạy máy. Thời gian trôi lâu nhất là hai ngày thứ 7, chủ nhật. Mẹ chị hầu như không dám ăn đồ có nước.
ꦺSáng 29/5, chở mẹ đến bệnh viện nằm ổn định xong, cậu em nhờ người chồng của bệnh nhân kế bên trông giúp. Ca chạy thận tới 4-5 tiếng, em canh hết giờ làm buổi sáng tới đón mẹ là kịp.
ꦉNhưng 9h, cả ba chị em Tuyết chạy hết vào viện sau tin nhắn: "Có tai biến".
ಌMẹ chị vẫn nằm trên chiếc giường ban sáng nhưng y bác sĩ đứng khắp phòng. Mặt mẹ xám đi vì cơn đau. Chừng 9h, các cơn đau giảm xuống, nhịp thở cũng dễ dàng hơn. Giường cạnh mẹ, nữ bệnh nhân ngoại tứ tuần Bùi Thị Bích Nguyên tỉnh táo, ngồi dậy, tháo bình ôxy.
꧋Đột nhiên, ở cuối phòng bệnh nhân Huyển trợn mắt, co giật. Kíp bác sĩ lao tới, người ép tim, người bóp bóng, người thăm khám. Chị Nguyên sợ hãi xin ra khỏi phòng.
🥀Vừa xoa bụng, bóp chân cho mẹ, chị em Tuyết căng thẳng dõi theo ca cấp cứu cuối phòng. Rồi vợ ông Huyển bật khóc. Các bác sĩ đứng bần thần. Mọi người hiểu, thế là hết.
💛Khoảng 10h, một nữ bệnh nhân trẻ cũng lên cơn co giật, rồi lần lượt cả 6 bệnh nhân trong đó có bà Minh - mẹ chị Tuyết phải chuyển phòng hồi sức đặc biệt vì những cơn rét run, khó thở.
ꦫ"11h, mẹ tôi giật đùng đùng, tôi chỉ kịp kêu lên “ôi bác sĩ ơi” rồi phải ra ngoài nhường không gian cho bác sĩ cấp cứu", chị Tuyết nhớ lại.
♒Nhiều giờ sau đó, chị em Tuyết ruột gan rối bời khi lần lượt chứng kiến thỉnh thoảng lại có người được gọi vào thu xếp hậu sự cho bệnh nhân nào đó không qua khỏi.
🤡3h chiều, khi Tuyết và người thân được gọi vào phòng thì mẹ chị đã ra đi.
൩Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết - người nhà bệnh nhân tử vong chia sẻ về ca cấp cứu.
꧅"Còn bệnh nhân Hằng, lúc mẹ tôi mất rồi vẫn thấy cô ấy ngồi ăn cháo. Nhưng cũng chỉ một lúc cô ấy co giật. Tôi hiểu rằng, cứ ai bị co giật là không qua khỏi. Tôi cứ ngỡ như mọi người giả vờ vì đang tươi tỉnh thì đột ngột trợn mắt, sùi bọt mép.
ꩲChị bệnh nhân Nguyên cũng vậy. Lên phòng hồi sức đã khỏe, ngồi ở giường ăn bánh mì cùng chồng, nói chuyện rôm rả, tự dưng co giật. Tôi nghe nói chị được mổ đặt ống thở tại chỗ nên giữ được tính mạng", chị Tuyết kể.
💫Những người tử vong lần lượt được đưa xuống nhà xác bệnh viện. Đêm đó, mẹ chị Tuyết trải qua ca mổ giám định. Lúc ấy 23h - cũng là khoảng thời gian bệnh nhân thứ 7 tử vong. Quá trình giám định pháp y kéo dài tới 6h sáng hôm sau.
༺Sức khỏe của bà Vân đã tạm ổn định. Ảnh: Ngọc Thành.
ꦆHai ngày nửa mê nửa tỉnh, ai cũng nghĩ bà Bùi Thị Vân (54 tuổi) khó qua được, nhất là sau khi đã có 7 người tử vong.
ꦚMay mắn, chiều 31/5 bà Vân đã có thể ngồi dậy. Ngày sau nữa, bà ăn được cơm.
𓆉Nước da sạm đen, người gầy khô khốc, bà Vân khoe "tôi ăn hết được một suất cơm từ thiện". Mắt mờ hơn trước, nhưng ký ức về ca chạy thận kinh hoàng vẫn hiện lên mồn một trong tâm trí người phụ nữ.
ꦑNhư mọi ngày trong hai năm rưỡi qua, bà dậy từ 5h sáng 29/5, nấu cơm ăn với nắm rau dại mới hái được. Nhà ở huyện Lạc Sơn, cách bệnh viện 80 km nên bà ở trọ với 3 người cùng cảnh ngộ khác. Họ nương tựa nhau.
๊Cơm nước xong xuôi, bà Vân vớ cái điện thoại, cắp nón đi. "Bà thấy mệt thì gọi nhé", tiếng người bạn trọ với theo. Đã quen rồi, bà nghe mà không đáp.
💦Nằm lên giường lọc thận từ hơn 7h, chừng một tiếng sau bà thấy ngứa hai lỗ tai. Thò tay lên gãi, bà thấy da tê bì. Bà cố lấy điện thoại trong túi nhưng không kịp nói gì thì gục xuống.
🎉"Trước tôi chỉ một phút thôi trong phòng có một người kêu buồn nôn. Rồi đồng loạt tất cả cùng nôn và bị tiêu chảy, tranh nhau vào nhà vệ sinh", bà hồi tưởng.
꧟Trong khoảng 7 phút, bà trải qua đủ triệu chứng trên rồi ngất xỉu. Chiều tối hôm đó bà tỉnh lại nhìn thấy con trai trong chốc lát. Những ngày sau, khi được đưa ra Bạch Mai, bà lại hôn mê.
⛦Nằm trên chiếc giường bệnh, bà chỉ mong sớm được về nhà. Đứa con trai hôm nọ ra chăm bà đã về gặt hái, thay thế là con rể. "Tôi luôn cố tự chăm mình để người nhà đi làm việc khác. Giờ đang mùa gặt, bận lắm", bà tâm sự.
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚKhoa Thận nhân tạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình không một bóng bệnh nhân. Ảnh: Phạm Dự.
🍃Hai đầu hành lang khu lọc máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khóa im lìm. Cửa sổ, cửa chính các phòng đều dán niêm phong, không có ánh sáng lọt vào. “Cả tầng vắng tanh. Trước đó lúc nào cũng chật người”, một lao công thở dài nói.
ꦦ10 người còn sống trong số 18 bệnh nhân bị tai biến ngày 29/5 đã chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai. Hơn 100 bệnh nhân suy thận mãn tính khác cũng được gửi tới các bệnh viện ở Hà Nội. Khoa Thận nhân tạo dừng hoạt động.
Nỗi ám ảnh của bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai.
Khoa thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình bị niêm phong không một bóng người, trong khi Bệnh viện Bạch Mai quá tải bệnh nhân. Ảnh: Phạm Dự - Ngọc Thành.
♍Bệnh nhân Bùi Thị Bích Nguyên nguy kịch và ra đi rạng sáng 4/6. Ảnh: Phạm Dự.
🌊Bệnh nhân Bùi Thị Bích Nguyên bị tai biến nặng nhất còn sống không thể chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai nằm ở phòng hồi sức tích cực.
🦹Giường bệnh của chị nằm ngay gần lối ra vào. Ba cỗ máy y tế đồ sộ bao quanh giường. Chị nằm lọt thỏm giữa những ống truyền nối máy móc với nhiều nơi trên cơ thể. Gương mặt xám ngoét, làn môi thâm cùng đôi mắt nhắm nghiền là dấu hiệu chị đang hôn mê. Bác sĩ Thụ cho hay bệnh nhân chưa tỉnh lại lần nào.
🐼Song đến gần chị sẽ thấy lồng ngừng phập phồng sau lớp vải. Đôi khi, môi chị mấp máy, thều thào “đau quá” trong vô thức. Nhiều bác sĩ từ Bệnh viện Bạch Mai thay ca túc trực. Sáng 2/6, những thông số sinh tồn vẫn trồi sụt, sự sống của chị, theo một giáo sư Bệnh viện Bạch Mai "hoàn toàn phụ thuộc vào máy móc". Phía ngoài, người chồng vẫn chờ đợi.
🌊Đó là câu hỏi xoáy vào tâm tư cả người trong và ngoài cuộc của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
🐭Nhiều giả thiết được nêu ra về ca tai biến “nghiêm trọng, hy hữu” trong nhiều năm qua này. Đó có thể là do quy trình, cũng có thể do thiết bị quả lọc, dịch lọc hoặc hệ thống nước đi qua dịch lọc…
🔴Mong muốn của Bộ trưởng là “các đồng chí trung thực, cầu thị để cơ quan điều tra sớm kết thúc, khoa sớm trở lại hoạt động, phục vụ bệnh nhân. Nếu không đẩy nhanh tốc độ sẽ càng áp lực cho y bác sĩ".
🍸Đó cũng là nỗi đau đáu của người nhà những bệnh nhân xấu số. Như chị Tuyết, con gái bệnh nhân Minh chia sẻ, những y bác sĩ ở khu chạy thận bệnh viện Hòa Bình không khác nào người thân của gia đình chị. Chị cảm động vì sự nhiệt tình cứu chữa của họ với mẹ mình dù nỗi mất mát quá đột ngột. Song chị vẫn mong chờ một kết luận chính xác về nguyên nhân tai biến. “Để linh hồn mẹ tôi cũng như những người đã mất được thanh thản”, chị nêu tâm tư.
ꦚHai ngày sau ca tai biến, những lời rì rầm bàn tán ngoài cổng viện Hòa Bình vẫn nhỏ to. Nhiều người trong họ đã đặt ra câu hỏi: “Liệu bệnh nhân suy thận của Hòa Bình phải sơ tán tới bao giờ?”. Hỏi rồi họ tự trả lời ngay: “Chắc chắn không thể niêm phong mãi được, vẫn phải nhanh hoạt động lại thôi”.
🃏"Phải hoạt động lại" là điều bắt buộc với khoa Thận nhân tạo, bởi sự đặc thù của căn bệnh, bởi sự phụ thuộc của các bệnh nhân vào những chiếc máy lọc máu suốt phần đời còn lại của mình.
💞Nhưng nó sẽ chỉ có thể hoạt động lại bình thường, sau một kết luận công minh.
Bảo Hà - Phan Dương
Ảnh, Video: Ngọc Thành - Phạm Dự - Trần Quang