8 đội hình tan rã gây nhiều tiếc nuối nhất ở châu Âu
Parꦜma, Dynamo Ki🥂ev, AS Monaco, Bayer Leverkusen, Ajax Amsterdam, West Ham và Borussia Dortmund từng sở hữu nhiều cầu thủ tài năng, sau này đạt đẳng cấp thế giới, nhưng đều không thể chờ tới lúc các ngôi sao tỏa sáng.
Văn Long1998-1999
AC Parma
Năm 1999 đội bóng Italy về đích thứ tư tại Serie A, và giành hai danh hiệu là Coppa Italia và UEFA Cup - tiền thân của Europa League. Ngôi sao hàng đầu của Parma mùa đó là Hernan Crespo, người ghi 28 bàn trên mọi mặt trận. Ngoài tiền đạo người Argentina, họ còn một loạt tên tuổi lớn như Gianluigi Buffon, Faustino Asprilla, Juan Veron, Fabio Cannavaro, Lilian Thuram. Tuy nhiên, bộ khung này không được duy trì và đến hè 2001, toàn bộ trụ cột trong mùa giải 1998-1999 đã rời Parma.
Xem chi tiết
Parma UEFA Cup final 1999
1998-1999
Dynamo Kiev
Đại diện Ukraine gây tiếng vang lớn khi loại đương kim vô địch Real Madrid ở tứ kết Champions League mùa 1998-1999. Dynamo Kiev sở hữu bộ đôi tấn công khét tiếng thời bấy giờ là Andriy Shevchenko và Serhiy Rebrov, trung vệ Kakha Kaladze, đồng thời được dẫn dắt bởi HLV huyền thoại Valeriy Lobanovskyi. Shevchenko là vua phá lưới Champions League mùa giải này, cùng với Dwight Yorke của Man Utd. Tuy nhiên, sau khi mùa giải kết thúc, ngôi sao số một của Dynamo Kiev đã chuyển tới AC Milan, khiến CLB không còn duy trì được vị thế tại châu Âu.
Xem chi tiết2000-2001
West Ham
Đội bóng thành London nổi tiếng là lò đào tạo trẻ hàng đầu nước Anh. Mùa giải 2000-2001, họ trình làng một loạt tài năng triển vọng như Frank Lampard, Michael Carrick, Joe Cole, Jermain Defoe, Frederic Kanoute. Cùng với các cựu binh như Paolo Di Canio, Davor Suker, Stuart Pearce, Rigobert Song và Nigel Winterburn, "The Hammers" chơi ngổ ngáo và từng cầm hòa đương kim vô địch Man Utd, Liverpool và vùi dập Man City. Chính dàn cầu thủ hứa hẹn này giúp West Ham về đích thứ bảy mùa kế tiếp.Tuy nhiên, khó khăn về tài chính khiến đội bóng thành London phải bán dần các trụ cột, trước khi xuống hạng vào mùa 2002-2003.
Xem chi tiết2001-2002
Bayer Leverkusen
Đội bóng của Michael Ballack được gán biệt danh "vua về nhì", sau khi không thể giành bất cứ danh hiệu nào, dù đã vào chung kết Champions League, Cup Quốc gia Đức và cạnh tranh quyết liệt với Bayern Munich tại Bundesliga. Leverkusen khi đó sở hữu dàn cầu thủ thiện chiến, trải đều ba tuyến và còn trẻ như Ballack, Lucio, Ze Roberto, Dimitar Berbatov, Bernd Schneider. Họ gây bất ngờ lớn khi loại Man Utd thời đỉnh cao tại bán kết Champions League. Sau mùa giải đáng nhớ, Ballack và Ze Roberto cập bến Bayern Munich. Hai năm sau đó, Lucio cũng gia nhập "Hùm xám". Berbatov ở lại đội đến hè 2006, rồi chuyển sang Tottenham.
Xem chi tiết2003-2004
AS Monaco
Lội ngược dòng trước "Dải thiên hà" Real Madrid ở bán kết Champions League, dù thua 2-4 ở lượt đi, AS Monaco chỉ chịu dừng bước trước Porto của Jose Mourinho ở chung kết năm 2004. Dù vậy, đội bóng của những Patrice Evra, Ludovic Giuly, Fernando Morientes, Emmanuel Adebayor, Jerome Rothen vẫn được nhớ đến như một trong những đội hình Monaco mạnh nhất lịch sử, bên cạnh đội hình vào bán kết Champions League mùa giải 1997-1998 và 2016-2017. Sau mùa 2003-2004 đáng nhớ, Monaco trở thành nơi để các đội bóng giàu có của châu Âu xâu xé. Một năm rưỡi sau ngày lập kỳ tích, tất cả trụ cột đều rời Monaco.
Xem chi tiết2003-2004
Ajax Amsterdam
Nếu Zlatan Ibrahimovic, Rafael Van Der Vaart, John Heitinga, Nigel de Jong, Wesley Sneijder, Thomas Vermaelen sát cánh với nhau thêm hai hoặc ba mùa nữa, khả năng lặp lại chức vô địch Champions League năm 1995 của thầy trò Ronald Koeman là rất cao. Tuy nhiên, tất cả những gì Ajax làm được trong mùa 2003-2004 chỉ dừng ở chức vô địch Eredivise. Họ bị loại từ vòng bảng Champions League, và sau đó các ngôi sao lần lượt ra đi. Đầu tiên là Ibrahimovic, kế đó là Van Der Vaart, De Jong và Sneijder.
Xem chi tiết2012-2013
Borussia Dortmund
Đội bóng vùng Ruhr hai lần liên tiếp vô địch Bundesliga vào năm 2011 và 2012. Họ hướng đến mục tiêu cao nhất là danh hiệu Champions League, và đã lọt vào trận chung kết, sau khi đánh bại Real Madrid của Mourinho ở bán kết. Đáng tiếc, ngay trước thềm trận đấu quyết định, Mario Gotze bị gạt khỏi đội hình vì Jurgen Klopp lo ngại tiền vệ này bị tâm lý, khi phải đối đầu với đội bóng trong mùa giải sau, Bayern Munich. Những cái tên còn lại như Robert Lewandowski, Shinji Kagawa, Marco Reus, Nuri Sahin, Ilkay Gundogan, Mats Hummels dù cố gắng, vẫn chấp nhận thất bại trước "Hùm xám". Lần lượt, họ trở thành đối tượng tranh giành của các CLB lớn và đều ra đi trong vòng ba năm sau đó.
Xem chi tiết2000-2001
Leeds United
Bổ sung Mark Viduka và Rio Ferdinand, và mượn thành công Robbie Keane từ Inter, Leeds tiến một mạch tới bán kết Champions League mùa giải 2000-2001, sau khi chạm trán hàng loạt ông lớn của châu Âu như Barca, AC Milan, Real, Lazio và Deportivo. Ngoài ba hợp đồng ký trong hè 2000, đội hình của HLV David O'Leary ngày ấy còn nhiều tên tuổi như Ian Harte, Jonathan Woodgate, Harry Kewell, Lee Bowyer, cùng tiền đạo trẻ sáng giá Alan Smith. Tuy nhiên, do quá chú trọng vào đấu trường châu Âu, Leeds bỏ bê Ngoại hạng Anh, có lúc tụt xuống nửa dưới bảng điểm. Sự cố gắng trong giai đoạn lượt về chỉ giúp họ về đích thứ tư. Cùng với việc bị Valencia loại ở bán kết, Leeds không được dự Champions League mùa sau, và phải bán dần ngôi sao để trang trải cho các khoản vay mà Chủ tịch Peter Ridsdale đã mượn từ ngân hàng khi tiếp tục thất bại trong việc giành suất dự giải đấu số một châu Âu ở mùa giải 2001-2002. Bi kịch đến với Leeds đến trong mùa 2003-2004 khi họ phải xuống hạng.
Xem chi tiết