Một vòng dạo chơi 'Santorini của phương Đông' ở Hàn Quốc

Làng văn hoá Gamcheon ở Bus🥃an nổi tiếng với những căn nhà nhỏ xinh, đầy màu sắc khiến du khách liên tưởng như đang ở Santorini.

Nép mình ở một sườn đồi cạnh biển ở Busan, Gamcheon trước đây chỉ là một ngôi làng nhỏ, có phần tụt hậu so với sự phát triển chóng mặt của thành phố. Nơi đây có diện mạo nổi bật như ngày nay từ năm 2009, khi Bộ Văn hóa Hàn Quốc đầu tư một dự án 💃cải tạo ngôi làng trở nên "nghệ thuật" hơn. Dự án quy tụ hàng trăm nghệ sĩ, họa sĩ và sinh viên ngành mỹ thuật cùng chung tay vào trang trí lại Gamcheon.

Từ khi những ngôi nhà đầy màu sắc nằm san sát nhau hướng mặt ra biển xuất hiện, nhiều du khách ưu ái gọi đây là “Santorini của Hàn Quốc”, hay “ngôi làng Lego”, “làng cổ tích”. Đến làng, bạn sẽ bắt gặp những hình 🐓vẽ nghệ thuật trong từng ngóc ngách.

Đi sâu vào những con dốc nhỏ uốn lượn và cao 💎vót, bạn sẽ bắt gặp nhiều chi tiết thú vị. Đó có thể là những bức họa được vẽ trên tường và mái nhà; hay các tác phẩm điêu khắc dễ thương… đến ô cử♑a sổ, cổng chào hay biển chỉ đường bắt mắt. Với người thích chụp ảnh, nơi này còn sẽ giúp bạn tạo ra những bức hình ấn tượng.

Du khách sẽ đi từ hết ngạc nhiên này đến điều thú vị khác khi dừng lại ở mỗi ngã rẽ. Người làng Gamcheon kể r💫ằng, mỗi tác phẩm được sơn vẽ đều mang câu chuyện riêng, do tác giả đặt 🌠hết tình cảm khi thực hiện. Do đó khi đến đây, bạn có thể ngắm nhưng cũng nên dành ít phút để hiểu được câu chuyện ở mỗi góc nhỏ.

Bên trong làng chỉ người địa phương 🎃được phép sử dụng các phương tiện giao thông, du khách phải dừng trước cổng, mua vé và đi bộ tham quan. Vì vậy, bạn không chỉ được dịp thong thả tản bộ, chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật, mà sẽ còn bắt ♓gặp những cảnh đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Làng khá rộng nên bạn có thể dành hẳn một buổi hoặc cả ngày mới khám phá hết.

Sự sáng tạo của các nghệ sĩ dành cho ngôi làng này còn nằm ở việc biến những món đồ rất bình thường trở nên sin🍃h động, cuốn hút. Điểm nhấn là nhiều món đồ tái chế được sử dụng thành vật trang trí. 🌳Các nghệ sĩ đã dùng hơn 10 loại màu nước pha với loại sơn đặc biệt để thực hiện các bức tranh. 

Để không bị lạc trong lꦫàng, bạn có thể🎉 mua bản đồ ở quầy thông tin tại cổng với giá khoảng 2.000 won (khoảng 40.000 đồng).

Tấm bản đồ không chỉ giúp bạn biết rõ đường đi mà còn đánh dấu 8 điểm tham quan nổi bật bao gồm phòng trưng bày, c𝐆ác quán cà phê và cửa hàng nghệ thuật. Chỉ cần đi hết và lấy tem phiếu tại꧋ 8 điểm này rồi mang bản đồ trở lại quầy thông tin, bạn sẽ nhận được một phần quà nhỏ.

Bạn đừng quên ghé chân qua Bảo tàng thu nhỏ (Little Museum) để khám phá lịch sử của làng Gamcheon. Tại đây có hơn 70 món đồ dùng cũ do người địa phương quyên góp để tái hiện quá khứ. Du khách cũng có thể tìm hiểu quá trinh "chuyển đổi nghệ thuật" của lànཧg vào năm 2009 tại đây.

Bạn cũng đừng q﷽uên thưởng thức một xâu cá hấp hay ngồi ở một quán nước ven đường để nhấm nháp ly cà phê và tận hưởng không khí bình yên. Người thích ăn ngọt không thể bỏ qua Ssiat Hotteok là món bánh rán nổi tiếng ở Busan. Chiếc bánh thơm nức, có vỏ ngoài vàng rụm, nhân bên trong là mật ong và hạt hướng dương quyện vào nhau.

Nhữn🃏g món quà lưu niệm nhỏ xinh cũng được bày dọc các con đường ngay từ ngoài cổng vào. Đồ lưu niệm ở đây thường bán với dạng mua càng nhiều thì giá càng r๊ẻ, khó mặc cả.

Làng nằm tại địa chỉ Gamnae 2-ro,  Saha-gu, Busan. Để đến đâ🥀y, bạn có thể chọn một trong 2 cách dưới đây:

Đi tàu điện ngầm Busan line 1, xuống ở ga Goejeong, ra cửa số 6. Sau đó, bắt xe bus Sakha 1 hoặc Sakha 1-1 tới bến "Gamcheon Elementary School". Đến trạm thì xuống.
Đi tàu điện ngầm Busan line 1, xuống ở ga Toseong, ra cửa số 6. Sau đó, bắt xe bus Saha 1, hoặc Seo🌃gu 2, hoặc Seogu 2-2 xuống ở bến "Gamcheo🐲n Elementary School".

Làng không bán vé vào cửa nhưng nếu dùng bản đồ, bạn sẽ phải trả 2.000 won (khoảng 40.000 đồng). Khách du lịch có thể tham quan làng quanh năm. Vì là khu dân cư, bạn nên cẩn thận, bảo vệ cảnh quan và giữ im lặng, cũng như khô✤ng xả rác. Làng mở cửa cho khách tham quan từ 9h sáng mỗi ngày và đóng cửa vào khoảng 17h.

Phong Vinh