Không có cách diễn đạt nào trong tiếng Nga để có thể thể hiện rõ nội dung câu nói:"Tôi ghét phải nói ra điều này, nhưng 'tôi đã cảnh báo rồi mà'". Tuy nhiên, ông Putin hẳn sẽ nghĩ như vậy khi gặp người đồng cấp phía Mỹ, Tổng thống Barack Obama, trong cuộꦿc họp hôm nay bên lề ꦆcuộc họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.
Lần cuối cùng hai nhà lãnh đạo gặp chính thức là hơn 2 năm trước, tại hội nghị G8 (nhóm 8 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới, nhóm này hiện còn 7 nước vì Nga bị loại ra vào năm 2014) tại Bắc Ireland tháng 6/2013, khi hai ông bất đồng quan điểm về cách giải quyết cuộc nội chiến ở Syria. Trong lần gặp này tại New York, chủ đề chính của cuộc thảo luận vẫn sẽ như vậy, tuy chỉ có khác là ông Putin đã sửa soạn kỹ càng hơn lần trước rất nhiều để đưa ra quan điểm của mình ở thế thượng phoꩲng.
Kể từ khi xung đột Syria nổ ra vào năm 2011, Putin đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về việc hỗ trợ cho phiến quân chống lại chínꦺh quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tình hình bạo lực và hỗn loạn trong hai năm qua dường như đã củng cố cho cảnh báo này.
Thế giới đã chứng kiến nỗ lực bất thành của Mỹ và đồng minh trong việc trang bị vũ khí và đào tạo phiến quân tiꦯnh nhuệ, với mục tiêu lật đổ chính quyền ông Assad. Đồng thời, nhóm khủng bố Nhà nước hồi giáo (IS) cũng hoành hành chiếm đóng vùng đất rộng lớn khắp Syria. Nhiều quốc gia châu Âu và Trung Đông đang phải đối mặt với làn sóng người tị nạn đổ về, nhằm chạy trốn khỏi đất nước đang bị chiến tranh tàn phá.
Hôm nay, khi phát biểu trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần đầu trong 10 năm, ông Putin dự kiến sẽ đề🌠 xuất lối thoát cho cuộc khủng hoảng ởꩲ Syria bằng hai biện pháp song song. Đầu tiên, ông Putin muốn Liên Hợp Quốc hỗ trợ can thiệp quân sự tại Syria, việc có thể cho phép ông kêu gọi một "liên minh quốc tế", có thể bao gồm Nga, Mỹ và Iran, để cùng nhau đánh bại IS.
Biện pháp thứ hai, dễ gây tranh cãi cho Mỹ và các đồng minh, l🐓à ông Putin muốn chính quyền Assad tham gia💯 nỗ lực này. Ông Assad sẽ tiếp tục nắm quyền, ít nhất là đến khi nào Syria đủ bình ổn để thay đổi chính quyền.
Thuyết phục
Vài tuần trước khi ấn định ngày đàm phán với ông Obama, Putin đã rất bận rộn đưa bước đầu của kế hoạch thành hiện thực. Nga đã tăng cường sự hiện diện ở Syria, tạo ra tình thế "sự đã rồi", tức là dù Mỹ hay Liên Hợp Quốc có chấp thuận hay không, thì Nga cũng đã có lực lượng quân sự ở Syria để "chống lưng" cho ông Assad và giúp Tổng thống Syria chống lại các ph⛦iến quân.
Ông Obama bây giờ phải quyết định xem liệu Mỹ có sẵn sàng ủng hộ đề xuất của Putin hay không, và nếu như có, thì kèm theo điều khiện gì. Viễn cảnh chính quyền Obama khó chấp nhận nhất sẽ là giúp đỡ cho ông Assad, người mà chính quyền Mỹ từng lên án là hành động bạo lực chống lại dân thường🦂. Tuy nhiên, chỉ trong vài tuần trở lại đây, 𝓰các cựu cố vấn và đồng minh thân cận nhất của ông Obama dường như bắt đầu nhận thấy việc trợ giúp cho lực lượng của ông Assad là điều cần thiết để dập tắt xung đột ở Syria.
Ông Putin đã làm nhiều việc để thuyết phục các nước thù địch với ông Assad troꦡng khu vực. Ngày 24/9, sau cuộc gặ🐼p với Tổng thống Putin tại Moscow, người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, lần đầu tiên nói rằng ông Assad có thể đóng góp vào "quá trình chuyển tiếp" của Syria.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đến thăm Putin ba ngày trước đó, phát biểu hôm 21/9 rằng quân đội Israel sẽ phối hợp với lực lượng của Nga tại Syria. Các nhà lãnh đạo châu Âu, đối mặt với làn sóng di cư dồn d⛦ập đổ vào, từ vài tuần này đã tỏ rõ sốt ruột và mong muốn một có một kế hoạch khả thi nhằm chấm dứt xung đột và bạo lực ở Syria – nguồn cơn của khủng hoảng tị nạn.
Nga hôm 26/9 bắt tay với Iran, Iraq và Syria, nhất trí thành lập một trung tâm chia sẻ thông tin ở Baghdad nhằm tăng cường khả năng phối hợp chống Nhà nước Hồi giáo giữa các nước. Iraq, quốc gia đang phối hợp với Mỹ trong cuộc chiến chống IS, nhấn mạnh động thái này được thực hiện xuất phát từ "mối lo ngại ngày càng gia tăng ở Moscow trước thực tế hàng nghìn phần tử khủng bố đến từ Nga đang gây ra nhiều hành vi tội ác" cùng IS, Reuters đưa tin.
Nếu Putin có thể khiến Obama chấp nhận đề xuất của mình, thì việc đó sẽ đánh dấu một trong những thành tựu lớn 🙈suốt 15 năm cầm quyền của ông. Vai trò của Nga trong các vấn đề Trung Đông sẽ ở mức mạnh mẽ nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Sự cô lập ngoại giao mà Nga phải đối mặt kể từ khi sáp nhập Crimea sẽ được nới lỏng đáng kể. Nếu quân đội Nga tham gia vào một liên minh quân sự ở Syria, ông Putin sẽ có đòn bẩy chính trị để khiến phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt áp đặt với Nga vì khủng hoàng Ukraine.
Với✱ những triển vọng đó, chẳng ngạc nhiên khi ông Putin có một ♓loạt cử chỉ mang tính hòa giải với phương Tây, để mang đến tinh thần thân thiện cho các cuộc đàm phán ở New York. Tình hình chiến sự tạm lắng tại đông Ukraine, nơi phiến quân chịu ảnh hưởng của Nga, có thể là một trong những cử chỉ này.
Hôm 25/9, các quan chức Nga, Ukraine và Liên minh Châu Âu đã đạt được một thoả thuận đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu vào mùa đông này, giải quyết một vấn đề nhức nhối trong mối quan hệ giữa c♎ác bên.
Ngày hôm sau, Nga 🔴trao trả sĩ quan người Estonia, Eston Kohver, về nước. Anh này năm ngoái bị bắt giữ và buộc tội làm gián điệp tại Moscow. Vụ việc đã làm cho quan🎃 hệ của Nga và phương Tây gia tăng căng thẳng. Ngoài ra, một điều đáng chú ý là ông Putin tuần trước gọi điện cho ca sĩ Elton John, người muốn thảo luận với lãnh đạo Nga về quyền người đồng tính.
Những động thái này, dù báo hiệu sự thân thiện hơn của Moscow với phương Tây, có thể sẽ không đủ cho ông Putin để đảo ngược tình trạng quan hệ băng giá và đầy gai góc trong quan hệ Mỹ - Nga hai năm qua. Tuy nhiên những gì Nga đã làm sẽ khiế๊n cho ông Obama khó có thể thẳng thừng bác bỏ đề nghị của ông Putin về Syria. Để làm được điều đó, ông Obama cần phải vạch ra một kế hoạch của riêng mình. Tuy nhiên, với việc lực lượng của Nga có mặt tại Syria, bất kỳ kế hoạch nào của Mỹ cũng sẽ phải dính dáng đến Nga - hoặc là đối tác, hoặc là đối thủ.
Xem thêm: Putin💝 thể hiện vai trò không thể thiếu của Nga ở Syria
Trọng Nghĩa