"Họ có lẽ nghĩ rằng chúng tôi giống họ. Tuy nhiên, chúng tôi khác biệt về mặt di truyền, văn hóa và những nguyên tắc đạo đức. Chúng tôi biết cách bảo vệ những lợi ích của mình", Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích Mỹ hồi tháng trước.
Thái độ cứng rắn của ông ch🐭ủ Điện Kremlin tiếp tục được thể hiện rõ ràng trong Thông điệp Liên bang hôm 21/4, với lời cảnh báo không ai nên nghĩ đến việc "vượt qua lằn ranh đỏ" trong quan hệ với Nga, giữa lúc căng thẳng giữa Moskva và phương Tây bị đẩy lên cao trào.
"Ở một số quốc gia, họ đã bắt đầu một 'tục lệ' đáng khinh là đổ lỗi cho Nga về mọi thứ. Nó giống như một môn thể thao mới", Putin phát biểu trước các nhà lập pháp và thố🏅ng đốc.
Tổng thống Nga cho hay Moskvaꦍ muốn có "quan hệ tốt đẹp" với mọi thành viên cộng đồng quốc tế, ngay cả với những bên bất đồng. "Nhưng nếu ai đó cho rằng ý tốt của chúng tôi là biểu hiện của sự yếu ớt, hãy cho họ biết rằng phản ứng của Nga sẽ không tương xứng mà gay gắt hơn nhiều", ông nói.
Giới phân tích nhận định Điện Kremlin từng đặt hy vọng vào việc Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ. Dù cam kết cứng rắn với Nga, Biden được đánh giá là một chính trị gia chuyên nghiệp, đáng tin cậy và biết nhìn nhận hơn người tiền nhiệm Donald Trump, cùng một thế giới quan được định hình bởi ngoại giao thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong đó Washington và Moskva ♛là hai siêu cường ngang hàng, ch⛦ịu trách nhiệm đối với an ninh toàn cầu.
Cuộc điện đàm đầu tiên giữa Biden và Putin hồi tháng một cũng cho thấy dấu hiệu tích cực, khi hai lãnh đạo nhất trí gia hạn Hiệp ước Giảm Vũ khí Tấn công Chiến lược Mới (New START), một mục tiêu đối ngoại của Nga mà Điện Kremlin không đạt được dưới thời Trump. New START là hiệp ước kiểm soát vũ khí cuối cùng giữa Nga và Mỹ, cho phép mỗi nước triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân, mức thấp nhất t🍎rong hàng chục năm qua.
Cuộc thảo luậ𓆏n còn đề cập đến vấn đề Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, tình hình Ukraine và đề xuất của Nga nhằm tổ chức họp thượng đỉnh giữa các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liêꦯn Hợp Quốc, theo thông cáo từ phía Moskva.
Tuy nhiên, bước ngoặt xuất hiện trong cuộc phỏng vấn Biden trên truyền hình hồi tháng 3, khi Tổng thống Mỹ gọi người đồng cấ♋p Nga là "kẻ sát nhân". Tiếp đó là một loạt lệnh trừng phạt Nga từ Mỹ, cùng lời kêu gọi họp thượng đỉnh với Putin của Biden. Trong 💃mắt nhiều người Nga, đây giống như một nỗ lực vụng về của Mỹ nhằm đàm phán ở vị thế mạnh hơn.
"♑Điều này được coi là một tình huốngও không thể chấp nhận. Họ không thể dồn ép chúng tôi bằng các lệnh trừng phạt", Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Carnegie tại Moskva, nêu ý kiến.
Đáp lại, Nga trong những tuần gần đây đã đưa ra các động thái được cho là báo hiệu leo thang xung đột, như tăng cường lực lượng gần biên giới Ukraine. Ảnh vệ tinh cho thấy các tiêm kích Su-30 xếp hàng dài trên đường băng tại căn cứ không quân Saki trên bán đảo Crimea. Các tiêm kích Su-30, Su-27, tiêm kích bom Su-34, cường kích Su-25 và Su-24 cũng xuất hiện ở những vị trí khác trong khu 🍸vực, cùng nhiều lực lượng khác.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns nhận định đ🎶ộng thái của Nga có thể nhằm răn đe chính phủ Ukraine và gửi thông điệp tới chính quyền Biden. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết họ đang tiến hành các cuộc diễn tập nhằm đáp trả những động thái "đe dọa Moskva" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời cáo buộc chính quyền Ukraine cố tình gây căng thẳng.
Bên cạnh đó, Nga còn gia tăng áp lực lên nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny, người mà Putin từng cáo buộc bị phương Tây lợi dụng để "kiềm chế" Moskva⭕. Ông còn cho rằng làn sóng biểu tình sau vụ bắt và kết án tù giam với Navalny là do nước ngoài thúc đẩy. Navalny đang thi hànཧh án 3,5 năm tù vì vi phạm các điều khoản của án treo về tội tham ô năm 2014.
Hôm 16/4, các công tố viên đã đệ đơn kiện cáo buộc tổ chức của Navalny là "cực đoan" và bất hợp pháp, có nguy cơ khiến phong trào đối lập mạnh mẽ nhất nước Nga buộc phải hoạt động ngầm và các nh📖à hoạt động ủng hộ Navalny bị kết án tù. Trong khi đó, Navalny tuyên bố tuyệt thực nhằm đòi quyền điều trị tích cực bệnh đau lưng và tê chân tay.
Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 21/4 kêu gọi Nga cho phép đưa Nalva⛎ny ra nước ngoài điều trị bởi tính mạng ông "đang bị đe dọa nghiêm trọng". Nhà Trắng cũng cảnh báo Moskva "sẽ phải chị♚u trách nhiệm" nếu Navalny chết trong tù.
Theo bình luận viên Anton Troianovski của NY Times, những người bất đồng꧑ và hầu hết thế giới bên ngoài đánh giá tiêu cực về các động thái gần đây của Nga. Tuy nhiên, đối với những người ủng hộ Putin và các nhà phân tích theo sát ông, mọi hành động đều có cơ sở nhất định.
Trenin cho rằng Putin là người đang giữ ổn định cho Nga, bằng cách duy trì cân bằng giữa các phe phái trong giới tinh hoa cầmꦐ quyền của đất nước. "Nếu Putin rời đi, một cuộc chiến giữa các nhóm khác nhau sẽ nổ ra khiến Nga tự thu mình lại, không còn thời gian cho thế giới bên ngoài và không cản trở ai nữa", chuyên gia nhận định.
Trong một chương trình hàng tuần trên kênh Rossiya 1 của Nga hôm 18/4, người dẫn Dmitri Kiselyov đã khép lại phần đ⛎ưa tin về cuộc đối đầu giữa Putin và Biden bằng cách đề cập tới "siêu ngư lôi" Poseidon, vũ khí mới trong kho hạt nhân của Nga mà Putin tiết lộ 3 năm trước.
"Các lực lượng vũ trang Nga đã sẵn sàng bắn thử một ngư l🍷ôi hạt nhân có khả năng gây sóng thần phóng xạ làm ngập các thành phố của đối thủ, khiến cho không ai có thể sinh sống ở đó suốt nhiều thập kỷ", Kiselyov nói.
Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu cho thấy Putin không muốn căng thẳng với phương Tây vượt khỏi tầm kiểm soát. Tổng tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov đã điện đàm với người đồng cấp Mỹ Mark Milley, trong khi Nikolai Patrushev, thư ký Hội đồng An ninh Liên bang N🌼ga , cũng thảo luận với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan về triển vọng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa tổng thống hai nước.
Điện Krem꧒lin tuần này cũng xác nhận Putin sẽ phát biểu tại hội nghị trực tuyến về biến đổi khí hậu do Biden chủ trì vào ngày 22/4.
Tatiana Stanovaya, nhà phân tích N𒐪ga đã nghiên cứu về Putin trong nhiều năm, tin rằng Tổng thống Nga tích cực hơn so với đội ngũ cố vấn diều hâu của ông trong việc tìm cách hợp tác với Mỹ, chỉ ra rằng ônཧg luôn quyết tâm đưa Moskva trở lại hàng ngũ các cường quốc lớn.
"Putin vô cùng tꦏin vào sứ mệꦅnh lớn lao của ông ấy trong việc chịu trách nhiệm không chỉ với nước Nga, mà còn với an ninh toàn cầu", Stanovaya đánh giá.
Ánh Ngọc (Theo NY Times)