Lần đầu tiên phát biểu trước đại hội đồng LHQ sau 10 năm và sẽ có cuộc gặp tay đôi với Tổng thống Mỹ Obama hôm nay, Tổng thống Nga Putin sẽ💙 nêu đ♋ề xuất giải pháp cho khủng hoảng Syria. Những gì ông Putin đưa ra sẽ giúp khẳng định vai trò của Nga trong các vấn đề an ninh toàn cầu, mà Syria là một điển hình.
Sự bế tắc của Mỹ ở Syria
Nga đã thể hiện sức nặng của mình khi giúp đỡ Mỹ cùng các đồng minh phương Tây đạt được thỏa thuận hạt nhân quan trọng với Iran, theo CBSNews. Và giờ đây, với việc đưa binh sĩ, vũ khí, máy bay tới Syria, Mo🅰scow đang tự đặt mình vào trung tâm của mộ🤡t trong những cuộc xung đột kéo dài và khốc liệt nhất hiện nay.
Xuất hiện trên truyền hình Mỹ hôm qua, Putin chỉ trích hành động của Mỹ trong cuộc chiến ở Syria, cho rằng sự ủng hộ của Mỹ đối với lực lượng đối lập ở Syria là "bất hợp pháp và không hiệ🦂u 🐼quả".
Trước đó, Mỹ đã tuyên bố sẽ tuyển mộ khoảng 5.400 chiến binh nổi dậy "ôn hòa" ở Syria và huấn luyện họ trở thành những tཧay súng thiện chiến, tạo thành những đơn vị xương sống cho chiến dịch quân sự chống lại cả chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phiến quân Hồi giáo. Thế nhưng nỗ lực này của Mỹ có vẻ như không thành công, khi có thông tin cho hay nhiều chiến binh do Mỹ huấn luyện đã nộp vũ khí, ♍trang bị cho al-Qaeda.
Ông Putin mỉa mai: "Hóa ra chỉ có 60 trong𝓡 số những chiến binh này được huấn luyện tử tế, và chỉ 4 hoặc 5 người là thực sự cầm vũ khí, số còn lại chỉ đơn giản là xách những khẩu súng được Mỹ cấp phát chạy tới gia nhập IS".
Đến nay, những chiến binh nổi dậy "ôn hòa" này là thành phần trên mặt đất duy nhất của Mỹ và🤪 đồng minh trong cuộc chiến chống IS. Ông Obama từ lâu đã tuyên bố sẽ không đưa bộ binh Mỹ tới Syria, và cuộc chiến chống phiến quân chủ y🅺ếu dựa vào những cuộc không kích.
Thế nhưng chính các tướng lĩnh của Mỹ cũng phải thừa nhận rằng hiệu quả của các cuộc không kích này phụ thuộc rất lớn vào nguồn tin tình báo trên mặt đất, thứ mà Mỹ gần như "trắng tay" ở Syria. Trong một bài viết mới đây trên NYTimes, các phi công quân sự Mỹ thừa nhận rằng họ đã phải quần thảo nhiều vòng trên bầu trời Syria để🎉 tìm kiếm chiến binh hay phương tiện chiến đấu của IS, vì không có các chỉ dẫn mục tiêu cụ thể, và nhiều lúc họ phải quay về căn cứ với cơ số bom còn nguyên trên máy bay.
Với việc những "tai mắt" duy nhất trên mặt đất gần như bị xóa sổ ngay sau trận đầu tham chiến, có vẻ như cuộc chiến chống IS của Mỹ đã rơi vào thế bế tắc và vẫn chỉ dừng lại ở những cuộc khô🔴ng kích, nơi phi công chủ yếu xác định mục tiêu bằng mắt thường hoặc những bức ảnh vệ tinh.
Ông Obama đã vấp phải nhiều chỉ trích từ dư luận trong nước và quốc tế rằng Mỹ đã thiếu kiên quyết trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông và Syria, nơiꦉ Liên Hợp Quốc cho biết khoảng 250.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài 4 năm qua, và việc Mỹ thiếu một chính sách rõ ràng đã giúp IS có cơ hội bành trướng.
Tiếng nói của Putin
Những thách thức ngoại giao của ông Obama trở nên lớn hơn ngay trước cuộc gặp với ông Putin, khi quân đội Iraq mới đây tuyên bố họ sẽ bắt đầu chia sẻ thông tin "an ninh và tình báo" với Syria, Nga và Iran trong cuộc chiến chống IS.
Động thái này của Iraq có thể làm phức tạp thêm nỗ lực của Mỹ và các đồng minh ở Syria, khi nó đã thừa nhận vai trò của Nga và chính phủ Syria trong cuộc chiến chống lại phiến quân Hồi giáo. Trước đây, Mỹ và phương Tây luôn gạt chính phủ của ông Assad ra ngo🅘ài cuộc chiến chống IS và các nhóm phiến quân Hồi giáo khác. Thủ tướng Anh David Cameron thậm chí còn tuyên bố rằng ông Assad 𓂃"cần phải bị đưa ra phiên tòa tội phạm chiến tranh" vì vai trò của ông trong cuộc xung đột đã tạo ra cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ hiện nay ở châu Âu. Giữa những yêu cầu đó, Moscow vẫn duy trì việc ủng hộ chính trị và quân sự cho chính quyền của Assad. "Chúng tôi ủng hộ chính phủ hợp pháp ở Syria", ông Putin nhấn mạnh.
"Tôi🍎 tin tưởng sâu sắc rằng bất cứ hành động nào nhằm hủy hoại chính phủ hợp pháp này sẽ tạo ra tình thế mà các bạn có thể chứng kiến ở các nước khác trong khu vực hiện nay", ông nói thêm, ám chỉ tới tình trạng vô chính phủ đang diễn ra ở Libya.
Nga chứng minh quan điểm trên bằng cách điều động binh sĩ,✱ chiến đấu cơ, xe tăng đến một căn cứ quân sự ở Latakiཧa, căn cứ địa của ông Assad tại Syria. Tuy nhiên, ông Putin vẫn khẳng định Nga sẽ "không tham gia bất cứ hoạt động bộ binh nào trên lãnh thổ Syria hay bất kỳ nước nào khác, hay ít nhất là chưa có kế hoạch làm vậy trong thời điểm này".
Thay đổi của phương Tây
Trước những động thái của Nga, gần đây 🏅Mỹ, Anh và một số đồng minh NATO khác cũng đã bắt đầu🧸 giảm bớt yêu cầu đòi ông Assad phải ra đi ngay lập tức.
"Chún✃g tôi thừa nhận có giải pháp chính trị với việc ông Assad tiếp tục tại nhiệm một thời gian trong khi quá trình chuyển tiếp diễn ra", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tuyên bố hôm 25/9. Thủ tướng Anh Cameron cũng thừa nhận rằng ông Assad có thể "tạm thời nắm quyền" để giám sát quá trình chuyển tiếp sang một chính phủ đa thành phần hơn.
Ngoại trưởng🍨 Đức Frank-Walter Steinmeier cũng không còn coi việc ông Assad phải ra đi như một điều kiện ൩tiên quyết cho tiến trình hòa bình ở Syria nữa, thay vào đó, quá trình đàm phán về một chính phủ chuyển tiếp ở Syria "cần phải tách bạch với những thảo luận về tương lai của Tổng thống Assad".
Nhận định về cuộc gặp sắp tới giữa lãnh đạo Mỹ-Nga, chuyên gia phân tích Simon Shuster bình luận trên Time rằng ông Putin có t🐲hể sẽ giữ tâm thế ki🍸ểu "tôi đã bảo rồi mà" trước ông Obama.
"Kể từ khi cuộc xung đột Syria bùng nổ năm 2011, ông Putin đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về ꧂việc ủng hộ phe nổi dậy chống lại ông Assad, và những hỗn loạn và bạo lực suốt hai năm qua cho thấy lời cảnh báo đó đã đúng", Shuster nhận định.
Bài xã luận trên NYTimes khẳng định𓃲 việc tổng thống Mỹ - Nga gặp nhau ở Liên Hợp Quốc sẽ giúp Putin "đẩy vấn đề Ukraine ra phía sau" và "bước lên vũ đài thế giới với vị thế không thể thiếu được".
Còn theo bình luận viên Leonid Bershidsky của Bloomberg View, trong c🔜uộc gặp quan trọng này "Putin cần phải thể hiện được với các lãnh đạo quốc tế rằng ông đang cố gắng tìm một giải pháp đàm phán trước khi có hành động quân sự ở Syria. Về phần mình, ông Ob𒊎ama không thể coi động thái của Putin ở Syria chỉ là đòn gió. Việc cự tuyệt nỗ lực của ông Putin có thể làm trầm trọng thêm tình hình ở cả Syria và Ukraine".
Trí Dũng