Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) ký kết phân pꦜhối độc quyền tại Việt Nam hai dòng DAP màu vàng, tự nhiên của Hóa chất Hồng Lân Vân Thiên Hóa (thuộc tập đoàn Vân Thiên Hóa) vào ngày 7/3. Giai đoạn đầu, đơn vị dự kiến tổng sản lượng nhập khẩu 50.000 tấn. Đến 2024, khi thiết lập hệ thống phân phối ổn định, con số này sẽ đạt ít nhất 75.000 tấn.
Ông Văn Tiến Thanh, Tổng giám đốc Phân Bón Cà Mau cho biết nguồn nguyên liệu DAP hiện sử dụng cho hai mục đích: làm nguyên liệu sản xuất NPK và phân phối trong nước, xuất khẩu sang thị trường lân cận như Campuchia. Hợp tác cùng tập đoàn Trung Quốc, công ty kỳ vọng nâng sản lượng tiêu thụ DAP lên đến 200.000-250.000 tấn, tương đương 17-20% thị phần trong một năm🌟 (tổng hợp từ việc phân phối tại Campuchia, Việt Nam và sản xuất NPK).
Tổng giám đốc PVCFC đánh giá mục tiêu này thách thức nhưng khả thi, đến từ việc nhu cầu nguồn phân bón DAP rất lớn. Ông ước tính khả năng hấp thụ thị trường đạt 950.000 tấn DAP, nếu tính thêm phân khúc sản xuất thì tổng nhu cầu lên đến khoảng 1,5 triệu tấn. Riêng tại PVCFC, hàng năm công ty🐎 sử dụng khoảng 100.000 tấn DAP để sản xuất phân bón NPK. DAP là loại phân phức hợp, chứa hai thành phần là đạm (N) và lân (P) với tổng hàm lượng dinh dưỡng cao, được nhiều nông dân ưa chuộng.
Thị trường cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Trước đó, năm 2022, giá phân bón quá cao nên diện tích canh tác của⛄ nông dân cũng bị giảm, nhu cầu sử dụng siết chặt🌱. Đến nay, một số mặt hàng nông sản cải thiện giá và cơ hội xuất khẩu. Nông dân có động lực quay lại sản xuất. Việc có thêm nguồn cung sẽ mang đến giải pháp bền vững, đảm bảo chuỗi cung ứng phân bón, giảm bớt tác động từ suy thoái kinh tế.
"Tôi có niềm tin thị trường trong nước sẽ hồi𒁏 phục nh✱ư trước đại dịch, trước thời kỳ mà người trong ngành gọi là khủng hoảng phân bón", ông Thanh nói.
Tập đoàn Vân Thiên Hóa thành lập năm 1966, là một trong những doanh nghiệp hóa chất lớn nhất toàn cầu với công suất sản xuất trên 10 triệu tấn mỗi năm. Hàng năm tập đoàn này đưa vào thị trường Việt Nam trên 200.000 tấn DAP xanh và gần 100.000 tấn DAP nâu c🌳ác loại.
Ông Alex, Giám đốc Hồng Lân Vân Thiên Hóa cho biết, việc ký kết góp phần hỗ 💎trợ công ty trong quá trình mở rộng thị trường tại Việt Nam. Ông hy vọng có thể phát huy lợi thế để hai đơn vị để cùng tăng quy mô, phát triển sản phẩm🔯.
Tổng giám đốc PVCFC cho rằng việc cùng hợp tác không chỉ giúp phát triển kinh doanh mà còn mang đế♕n giải pháp canh tác hiệu quả, tiết kiệm cho ng💦ười nông dân. Hoạt động này nằm trong chiến lược thúc đẩy canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững mà Phân Bón Cà Mau tập trung trong suốt 12 năm qua.
Hiện toàn thị trường phân bón Việt Nam đạt 11 triệu tấn phân bón các loại trong một năm. PVCFC chiếm khoảng 15-17% thị phần. Tính theo khu vực, công ty chiếm ꦏ60% thị phầnꦦ Tây Nam Bộ, 28% Đông Nam Bộ - Tây Nguyên. Sản phẩm PVCFC có mặt tại 15 quốc gia toàn thế giới. Riêng ở Campuchia, hãng phân bón Việt chiếm đến 40% thị phần urê.
Với chiến lược "đi hai chân", ngoài sản xuất NPK, urê, công ty còn nhập khẩu, phân phối các loại phân kali clorua (MOP), DAP, phốt-phát và sắp tới là nhóm sản p⛎hẩm hỗn hợp. Ngoài con số 50.000 tấn DAP, đơn vị đặt mục tiêu cung ứng 900.000 tấ🦩n phân urê, 180.000 tấn NPK, 120.000 tấn kali.
Năm ngoái, đơn vị đạt tổng doanh thu 6 tháng đầu năm hơn 8.247 tỷ đồng, tăng 91% so với ꧃cùng kỳ 2021. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.451 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 298 tỷ đồng.
Thảo Nguyên