Ngay trước thềm đại hội cổ đông, dự kiến được tổ ꧅chức ngày 28/4, Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC, Mã CK: PVF) công bố báo cáo tài chính năm 2012. Đáng chú ý trong bản báo cáo này là những con số liên quan đến dư nợ cho vay của PVFC đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Đến ngày 31/12/2012, tổng dư nợ tín dụng PVFC cấp cho một số công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là 1.057 tỷ đồng (gồm cả dư nợ của Vinashinlines đã được bàn giao sang Vinalines từ 2010) và một số công ty thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) là 1.669 t༒ỷ đồng.
Khoản vay tại các công ty con của Vinalines như Vinashinlines hay Falcon cao gấp nhiều lần giá trị tài sản đảm bảo tại PVFC. Ảnh minh họa: Hoàng Hà |
Số liệu này được PVFC công bố trong mục "Dự phòng rủi ro tín dụng", 🎉𒈔với tổng mức dự phòng của cả hệ thống là hơn 1.340 tỷ đồng. Không cho biết tổng số tiền dự phòng cho các khoản vay của Vinashin và Vinalines là bao nhiêu nhưng theo PVFC, riêng trong năm 2012, Tổng công ty này đã trích bổ sung dự phòng số tiền là 63 tỷ đồng đối với khoản vay một đơn vị trực thuộc đối với Vinashin, đồng thời có kế hoạch trích lập dự phòng theo lộ trình đối với các khoản tín dụng này.
Báo cáo với cổ đông về t🌜ình hình cho vay cụ thể tại Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon), một đơn vị trực thuộc Vinalines, PVFC cho biết dư nợ đến thời điểm cuối 2012 là hơn 818 tỷ đồng (bao gồm lãi), trong khi giá trị tài sản đảm bảo là tàu biển chỉ hơn 186 tỷ đồng, theo định giá. Trong năm 2012, PVFC được tiếp nhận thêm đảm bảo là 2 xe ôtô và tài sản tại dự án cảng Hữu Phú, và đang giải quyết các thủ tục 🥃pháp lý đối với dự án này.
Cùng với Falcon, PVFC hiện có dư nợ tại một đơn vị khác thuộc ൲Vinalines cũng đang trong quá trình chờ phá sản khác là Vinashinlines (trước thuộc Vinashin) với tổng số tiền hơn 465 tỷ. Tài sản đảm bảo (định giá năm 2009) các các khoản tiền này cũng chỉ có hơn 136 tỷ. Tuy vậy, khoản vay này cũng được bảo lãnh cam kết trả nợ thay bởi Vinashin.
Về hướng xử lý, PVFC cho biết căn cứ các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước về xem xét khoanh nợ, cơ cấu lại các khoản nợ của Vinalines, tổ chức tín dụng này được giữ nguyên trạng thái nợ và chưa trích dự phòng bổ sung. Tuy nhiên, do tài sản đảm bảo là tàu biển đã không⛦ được ngân hàng đầu mối đánh giá lại từ thời điểm định giá lần đầu nên PVFC không thể xác định được giá trị có thể thu hồi đối với số dư tín dụng trên và mức dự phòng rủi ro tín dụng cần phải trích lập tại ngày 31/12/2012.
"Tổng công ty đang làm v😼iệc với Vinashin, Vinalines và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý và thu hồi với các khoản cho vay này", PVFC nêu trong báo cáo.
Về kết quả kinh doanh năm qua, PVFC cho biết thu nhập lãi thuần cùng các hoạt động dịchܫ vụ, kinh doanh ngoại hối, ngoại tệ và mua bán chứng khoán đều bị lỗ. Trong đó, thu nhập lãi thuần bị âm gần 1.186 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 56 tỷ). Trong khi thu nhập từ các hoạt động khác của PVFC lại tăng 730 tỷ so với 2011, đạt 2.594 tỷ đồng.
Nhờ vậy mà cuối kỳ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nói chung đạt 428 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả này vẫn giảm 45,5% so với 2011. Thêm vào đó, PVFC phải chi🦄 thêm 375 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng khiến lợi nhuận trước thuế chỉ còn 53,68 tỷ đồng. Lãi sau thuế của tổng công ty còn 53,66 tỷ, trong khi năm 2011 con số này là 480 tỷ.
Ngọc Tuyên - Nhật Minh