Sáng 17/11, chị Nguyệt, 40 tuổi, đưa con gái 8 tuổi đến hội ngộ các y bác sĩ 🥀Bệnh viện Hùng Vương, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Khoa Hiếm muộn. Bé lễ phép chào hỏi bác sĩ, cùng mẹ tham gia những hoạt động kết nối các gia đình "em bé ốn🍬g nghiệm".
Chị là điều dưỡng Bệnh viện Thống Nhất, lập gia đình ở tuổi 25. Nửa năm không thấy tin vui, chị đến ba viện phụ sản lớn, đều được kết luận lạc nội mạc tử cung mạn tính, không có hy vọng ma🌟ng thai. Căn bệnh khiến chị "đau bụng muốn xỉu lên xỉu xuống" mỗi lần hành kinh. Từng điều trị Đông y, song chị xảy ra phản ứng với thuốc, tụt huyết áp. Đến phòng khám bác sĩ Hồ Viết Thắng, chị được chỉ định mổ tắc vòi trứng, sau đó mổ đốt lạc nội mạc tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương.
Bác sĩ tiên lượng "sẽ rất khó khăn", chị vẫn kiên trì điều trị tại Khoa Hiếm muộn. 9 lần IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) thất bại, chị chuyển sang IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Muốn kích trứng, chị phải điều trị 4 chu kỳ với loại thuốc chuyên dành cho bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến꧟ và người cần kiểm soát lạc nội mạc tử cung.
Thuốc giúp làm giảm số lượng và kích thước các sang thương nội mạc tử cung lạc chỗ, nhưng đi kèm rất nhiều tác dụng phụ, đau đớn tương tự hóa trị ung thư. Thuốc còn gây loãng xương, giòn xương, khiến chị gãy xương hai lần. Sau đó ༒khi tiêm thuốc kích trứng, chị bị quá kích buồng trứng phải nhập 🐭viện điều trị.
Với 15 phôi tạo được, bác sĩ chu🉐yển ba phôi trong lần đầu nhưng không đậu được phôi nào. Hồ sơ được chuyển sang BS.CK2 Lý Thái Lộc, Trưởng Khoa Hiếm muộn. Lần thứ hai với hai phôi tiếp tục thất bại, chị được bác sĩ áp dụng cào nội mạc tử cung - phương pháp phổ biến ở thời điểm ấy, trước khi chuyển phô💞i lần 3. Những cơn đau hành hạ khiến chị muốn bỏ cuộc.
"Bác sĩ bảo thà 𒁃từ chối từ đầu, không thể chỉ vì những cơn đau này mà bỏ cuộc giữa chừng, giúp tôi thêm động lực", chị nói. Ba ngày sau, chị đến viện chuyển 3 phôi, đậu thành công hai phôi. Tuần thai thứ 8, chị rớt một phôi, còn một phôi trong tử cung.
Quá trình mang thai cũng đối diện nhiều són﷽g gió khi chị bị dọa sảy thai, phải dưỡng thai nghiêm ngặt. Vào phòng mổ sinh, chị bị phản vệ thuốc tê, tưởng chừng mất cả mẹ lẫn con, may mắn bác sĩ xử trí kịp thời giúp vượt cạn an toàn. Khi con gái 3 tuổi, chị quay lại viện chuyển phôi với mong ước có thêm con, nhưng không thành công. Chị dừng ở một con vì sức khỏe không còn đảm bảo.
"Rất nhiều đau đớn trong hành trình này, n🧸hưng khát khao có con đã giúp tôi vượt qua tất cả", chị nói. Chị từng từ chối những cơ hội trong công việc, bởi muốn tập trung thực hiện ước mơꦇ làm mẹ.
Theo bác sĩ Lộc, đây là một trong những trường hợp điều trị nhiều khó khăn trong chặng đường 20 năm của khoa. Tình trạ🐭ng lạc tuyến trong cơ tử cung khiến khả năng chuyển phôi thất bại cao. "Thời điểm đó chưa có nhiều thuốc, phác đồ mới để tăng cơ hội thành công như hiện nay", bác sĩ nói.
PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, cho biết 20 năm qua, bệnh v🍃iện đã giúp hơn 3.000 cặp vợ chồng được thực hiện thiên chức làm bố mẹ. Số trẻ chào đời tăng cao những năm gần đây. Hiện, mỗi năm bệnh viện thực hiện 1.500 chu kỳ hút trứng và🃏 chuyển phôi, tỷ lệ thành công 48-58%, ngang với các trung tâm thế giới.
Khoa Hiếm muộn được cấp chứng nhận chất lượng về kỹ thuật sinh sản (RTAC) của Hiệp hội sinh sản Australia vào năm 2018, trở thành một trong 5 bệnh viện đầu tiên cả nước đạt chứng nhận này và duy trì đến nay. Chi p📖hí IVF tại Bệnh viện Hùng Vương khoảng 70-100 triệu đồng, bằng khoảng 1/3 so với các nước Đông Nam Á và thấp hơn nhiều so với chi phí 30.000-40.000 USD ở Mỹ.
BS.CK2 Nguyễn Văn Chi, Phó Vụ trưởng Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ𝓡 Y tế, đánh giá cao những bước tiến của Bệnh viện Hùng Vương trong hành trình mang lại hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn. Đến nay,🎀 cả nước có 64 cơ sở được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Sau 25 năm phát triên, ước tính Việt Nam đã thực hiện khoảng gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm, giúp khoảng 147.000 em bé được sinh ra nhờ kỹ thuật này và hơn 400 trẻ chào đời nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân tạo.
Lê Phương