Đọc bài viết “Đĩa thịt gà 250.000 đồng đâu có đắt” của tác giả Ben, làm tôi nghĩ ngay đến chuyện người đẹp nọ mua cái áo hàng hiệu giá gần 1 tỷ m𝓰à nhiều người vẫn nói rẻ.
Trong khi 1kg gà ta ngoài chợ có giá 150.000-180.000 đồng thì trong quán nửa kg gà có giá 250.000 đồng, khách kh💫ông chê đắt sao được? Có chăng chỉ những người bán quán đó nói là quá rẻ hoặc chỉ "hận" là quán chưa “chặt chém” được khách nhiều hơn.
Rõ ràng tiền nhiều thì ai chả thích, khách hàng không người này ăn thì người khác ăn, lừa được ai cứ lừa. Mà đúng ra là bán giá “chặt🤪 chém” như thế nhưng vẫn đông khách vào quán ăn… tại vì quán ăn ven đường quốc lộ thì cần gì khách quen, chỉ cần khách qua đường cũng đủ sống. Vì vậy họ ngại gì mà không "chặt chém"?
Chủ quán phải để cho thực khách có ấn tượng tốt với quán chứ đừng để họ nhìn quán với con mắt ghê sợ và khinh bỉ. Ảnh: Blogtamtay.
Nghề nghiệp bắt tôi phải đi nhiều nơi, đến nhiều mꦡiền tới mức tôi ăn cơm quán còn nhiều hơn cơm nhà và đương nhiên cũng không ít lần bực tức vì bị quán “chặt chém” ngang nhiên. Như ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), Bố Trạch (Quảng Bình). Đó là những địa điểm có nhiều quán lấy tiền rất đắt mà tôi🥂 từng đã bị chủ quán "hét giá" trên trời.
🦄 Với câu nói của tác giả B🧸en “bạn không thích ăn thì bạn có thể đi ra nơi khác ăn, chứ không ai ép bạn vào quán rồi là phải ngồi ăn và tính tiền hết”, thì tôi chỉ tội cho những ai lần đầu vào ăn những quán đó.
Tôi biết khi mở một quán ăn thì cওhi phí là khá lớn để đầu tư mặt bằng, khung c🧜ảnh, bàn ghế, tiền công do vậy ai cũng muốn nhanh thu hồi vốn rồi có lãi. Nhưng có một điểm khác biệt giữa làm ăn chân chính và kiểu làm ăn chụp giật là biết điểm dừng và biết đủ.
Người chủ quán phải biết làm sao để những người vào 𝓰ăn có ấn t💎ượng tốt với quán và con người nơi đây, chứ đừng để họ nhìn quán với con mắt ghê sợ và khinh bỉ khi bước chân đi là không bao giờ trở lại.
>> Xem thêm: Tiệc hải sản 10 người chỉ 1 triệu đồng
Mỹ Lệ
Chia sẻ bài viết về nạn "chặt chém" tại đây.