Quán bún đậu Homemade ở đường Nguyễn Văn Tráng, quận 1 với 3 tầng lầu nằm giữa khu phố trung tâm Sài Gòn thu hút du khách bởi cách bài trí đậm phong cách Bắc. Ở đây, các bàn ghế gỗ đen kết hợp hài hòa với những bức tranh đen trắng treo dọc từ lối đi cầu thang, gợi ký ức về các làng nghề trù phú v💧en sông Hồng.
Quán có một ꦿgóc để trưng bày những cuốn sách hay viết về Hà Nội của Vũ Bằng, Tô Hoài. Khách đến thưởng thức bún đậu cảm thấy ấm lòng nhớ về miền Bắc giữa chiều Sài Gòn mưa tầm tã hay khách nước ngoài đến tìm thử đặc sản Việt. Bún đậu bày bán trong mẹt nóng hổi, vị mắm tôm vắt nửa trái tắc dậy mùi ăn kèm vài cọng rau thơm. Các mẹt đậu có giá từ 30.000 đến 85.000 đồng.
Từ hai tháng nay, cứ 8h mỗi tối, trẻ con sau khi thưởng ꦇthức bún đậu lại được ba mẹ dẫn lên lầu 3 hòa vào không khí các vở rối nước như đi cấy, phượng múa, chọi trâu lồng ghép vào bài học về an toàn giao thông. Sân khấu nhỏ chìm vào màn đêm, rồi tiếng gà gáy gọi ngày mới lên. 🌟Những đôi mắt trẻ thơ chăm chú ngắm nhìn các con rối nhảy múa trên nền nhạc chèo, quan họ luyến láy, trầm bổng.
Những đứa cháu ngồi lọt thỏm trong lòng ông bà mắt dõi theo sân khấu đầy sắc màu trong khi người lớn tỉ tê giải thích về con trâu, cái bừa hay hình ảnh cô thôn nữ đi cấy. Những kiến thức về làng quê ruộng đồng mà trẻ con thành phố hiếm khi được tiếp xúc nay có dịp mở ra trước mắt với bao thanh sắc rꦓộn ràng. Chốc chốc, các em nhỏ hào hứng🅰 cười sảng khoái khi con rối phun nước về phía mình, những tràng vỗ tay lại vang lên.
Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghiên cứu văn hóa dân gian ở Hà Nội, từ thuở bé, cô chủ quán Hoàng Hương Giang đã phải lòng múa rối. Năm 18 tuổi, trở thành tiếp viên hàng không và bay đến nhiều vùng đất mới đ🎐ể rồi Giang nhận thấy ẩm thực Việt quyến rũ và hấp dẫn vô cùng. Giang nam tiến, mở thương hiệu bún đậu nhằm giới thiệu ẩm thực Bắc đến vùng đất phương Nam. Không dừng lại ở đó, cô chủ trẻ còn muốn có một không gian xem múa rối giữa lòng Sài Gòn. Ý tưởng đó từng bị nhiều người ngăn cản.
Tuy nhiên, niềm đam mê và tâm huyết của Giang muốn đ꧋em múa rối giới thiệu rộng rãi đã thuyết phục được các nghệ nhân dòng họ múa rối Phan Thanh Liêm ở Nam Định. Từ 7 đời nay, dòng họ vốn chỉ truyền nghề cho con cháu nay đồng ý vào Sài Gòn giúp cꦜô thiết kế sân khấu, dựng vở.
Cô dành nhiều tâm huyết học hỏi bởi quan niệm múa rối là loại hình văn hóa dân gian, nên cần bài bản chứ không thể dựng lên tùy tiện như một hình thức giải trí đi kèm với kinh doanh nhà hàn𝔍g. Múa rối nước phải được biểu diễn đúng bài, đúng vở thì mới có giá trị.
Duy trì không gian múa rối phi lợi nhuận, cô mong muốn loại hình nghệ thuật này không bị thất truyền. Mỗi lần từ sau tấm mành diễn dưới nước bước ra, mong muốn lớn nhất của cô chủ là thấy thật nhiều khán giả người Việt, các em nhỏ với ánh mắt lấp lánh hay các gia đình nhiều thế hệ quây quần bên dưới theo dõi những mà♓n tỉ thí, quạt nước điệu nghệ.
Khách du lịch nước ngoài ngạc nhiên, họ tưởng xem rối nước cần mua vé. Khách Việt ban đầu cũng lo sợ bị phụ thu nhưng rồi họ t🔯hích thú dẫn gia đình đến xem. Có nhiều khách ghé quán ăn bún đậu vì muốn được thưởng thức múa rối nước. Niềm vui của Giang là cứ tối chủ nhật lại có gia đình dắt nhau đến xem múa rối hoài không chán. Cha mẹ xem để gợi nhắc về ký ức tuổi thơ bên bức họa đồng quê có con trâu, cái cày, có tiếng hát chèo. Trẻ con xem để mở rộng những chân trời tuổi thơ mộng tưởng.
Kết thúc buổi biểu diễn dù cả người ướp nhẹp, hai tay mỏi nhừ vì điều khiển nhưng cô chủ quán cười giòn tan. Các em nhỏ muốn thử sức điều khiển nh🍒ững con rối nặng như chì so với tuổi, cô chủ sẵn lòng nán lại ch🎀ỉ dẫn cách quạt nước. “Chừng nào còn duy trì thì sẽ nỗ lực bởi tôi yêu sân khấu múa rối và hạnh phúc được giới thiệu loại hình văn hóa này đến người Việt”, đó là lý do Giang phải san sẻ lợi nhuận từ việc kinh doanh để🗹 sân khấu múa rối mini luôn sáng đèn phục vụ miễn phí.
Bởi cũng giống như kinh kịch hay kịch nô của nước ngoài, rối nước là niềm tự hào, bản sắc của Việt Nam nhưng dần rơi vào quên lãng. Giang chia sẻ, 99% trong tour của khách nước ngoài đã bao gồm vé xem rối nước, trong khi người Việt ít dịp được tiếp cận. Trẻ em chỉ được xem múa rối ở một vài chương trình ngoại khóa, và đó có lẽ cũng là lần duy nhất trong đời các em được xem múa rối. ꦏTrên thực tế, nhắc đến rối nước, thế hệ 8X, 9X chỉ nhớ loáng thoáng đã xem múa rối qua một tiết học ở trường hay nghe trên tivi.
“Nếu sau này chúng ta không tổ chức các hoạt động này nữa thì phải chăng có lúc ta sẽ phải nhờ người nước ngoài giải thích ꧑thế nào là múa rối nước”, cô chủ nói.
Bài và video: Khánh Ly