Ngay khi luật an ninh quốc gia Hong Kong được thông qua và có hiệu lực, nhiều người cho rằng Bắc Kinh sẽ lựa chọn một quan chức tình báo hoặc hành phá⭕p ở đại lục để lãnh đạo Phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia Hong Kong, cơ quan được lập ra theo luật mới để giám sát, hướng dẫn chính quyền đặc khu thực thi luật an ninh.
Phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia Hong Kong còn có chức năng tiếp nhận những vụ án an ninh phức tạp hoặc nghiêm trọng mà chính quyền Hong Kong không thể xử lý. Nó cũng phối hợp cùng các cơ quan chính quyền địa phương và trung ương để kiểm soát chặt chẽ các tổ chức phi chính ph𓂃ủ nước ngoài và truyền thông ở Hong Kong.
Tuy nhiên, quyết định bổ nhiệm được công bố hôm 3/7 khiến nhiều người bất ngờ, ngay cả với nhữᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚng người bên trong bộ máy Trung Quốc. Người được "chọn ꧋mặt gửi vàng" để lãnh đạo cơ quan quan trọng này là Trịnh Nhạn Hùng, một cán bộ tuyên giáo đi lên trong hệ thống của đảng, chưa từng có kinh nghiệm về an ninh hay tình báo.
Trịnh Nhạn Hùng, 56 tuổi, từng là bí thư thành ủy Sán Vĩ năm 2011, thời điểm làng Ô Khảm liên tục xuất hiện trên mặt báo với các cuộc biểu tình chống thu hồi đất của chính quyền địa phương. Ông được biết đến là 🍌người có những phát ngôn và cách xử lý cứng rắn với người biểu tình.
Trịnh gây nhiều tranh cãi khi một đoạn video bị rò rỉ hồi tháng 12/2011. Trong video, ông nói tại cuộc họp n𝄹ội bộ rằng "lợn cũng sẽ biết bay nếu tin vào truyền thông nước ngoài", đồng thời cáo buộc dân làng Ô Khảm "thông đồng với truyền thôn🍒g nước ngoài để gây rắc rối" và mô tả báo chí nước ngoái "thối nát".
Nhiều nhà phân tích cho rằng việc liên tục xuất hiện trên báo chí vào thời điểm đó đã giúp ông Trịnh trở nên "quen mặt" với truyền thông Hong Kong. Tuy nhiên, đoạn video bị rò rỉ đã khiến ông 𒁏bị cảnh c🦄áo.
Dù vậy, nó không ảnh hưởng lớn tới đường thăng tiến của ông Trịnh. Năm 2013, ông được đề bạt làm phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh Quảng Đông và đến tháng 10/♐2018 được bổ nhiệm làm chánh văn phòng tỉnh ủy Quảng Đông. Tháng 1/2019, ông gia nhập hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của tỉnh 🌃với vai trò ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy.
Điền Phi Long, phó giáo sư trường luật thuộc Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, cho biết nhữ🌠ng gì Trịnh thể hiện trong vụ biểu tình ở làng Ô Khảm đã giúp ông "ghi đ🔥iểm" với Bắc Kinh.
"Người được Chủ tịch Tập Cận Bình đề bạt thường có hồ sơ tương tự: họ có thể trụ vữngꦿ trong các thời điểm khó khăn. Trịnh đã đứng vững dù truyền thông Hong Kong có viết gì về ông. Ông ấy đã giành được niềm tin từ giới lãnh đạo", phó giáo sư Điền nó🅷i.
Các nhà phân tích đại lục cho rằng việc bổ nhiệm ông Trịnh vào vị trí mới ở Hong Kong phản ánh quan điểm của Bắc Kinh rằng họ muốn một quan chức cứng rắn có kinh nghiệm về tuyên truyền và cꦑác vấn đề Hong Kong🐲 để làm "gương mặt đại diện" cho cơ quan an ninh quốc gia được lập ở đặc khu.
Công việ𒆙c mới của Trịnh Nhạn Hùng ở Hong Kong gồm xoa dịu nỗi lo ngại của người dân đặc khu về vai trò của Phòng An ninh, nên kinh nghiệm về hoạt động tuyên giáo trước đây có thể giúp ích cho ông, theo phó giáo sư Điền. Vai trò này không phù hợp với những quan chức hành pháp hay tình báo đơn thuần.
"Không chỉ là một người🏅 có chủ trương cứng rắn, ông Trịnh có kinh nghiệm đối phó với truyền thông Hong Kong. Việc bổ nhiệm Trịnh Nhạn Hùng có thể gây bất ngờ nhưng nếu nhìn vào lý lịch của người này, bạn sẽ hiểu vì sao ông ấy được chọn", ông Điền nói.
Tạ Mậu Tùng, giáo sư Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết quyết định bổ nhiệm Trịnh cũng♊ phần nào đã cho thấy quan điểm của Trung Quốc về vai trò của Phòng An ninh Hong K💙ong.
"Cơ cấu lãnh đạo của văn phòng có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng nó thực sự phản ánh quan điểm về an ninh quốc gia của Tập Cận Bình. Nó khôn🅰g chỉ gồm quan chức của cơ quan tình báo và an ninh, mà gồm cả người làm trong các cơ quan tuyên truyền và đối ngoại", giáo sư Tạ nói.
ꦍ"Lãnh đạo là người đại diện hình ảnh của văn phòng. Ông ấy là người đối thoại trực tiếp với người dân Hong Kong và liên lạc với các cơ quan khác ở đặc khu. Đó là lý do Bắc Kinh ꧋muốn chọn quan chức về tuyên giáo và kinh nghiệm của ông Trịnh rất phù hợp với vị trí này", ông Tạ nói thêm.
Ngoài giám🐬 sát cảnh sát Hong Kong về các vấn đề an ninh quốc gia, Trịnh Nhạn Hùng sẽ phối hợp với văn phòng liên lạc của chính quyền trung ương và văn phòng ngoại giao ở Hong Kong, cũng như Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Qu🌄ốc đồn trú ở thành phố này.
Dương Ái𝕴 Bình, giáoﷺ sư quản lý công tại Đại học Sư phạm Hoa Nam, cho hay công việc của Trịnh yêu cầu vốn hiểu biết về đặc khu và việc Quảng Đông nằm gần Hong Kong là một lợi thế đối với ông.
"Trong nhiều năm gần đây, hầu hết giám đốc và♉ phó giám đốc văn 🌠phòng chính phủ Trung Quốc ở Hong Kong đều không phải người Quảng Đông", bà Dương nói.
Mối liên hệ giữa Trịnh và Quảng𓃲 Đông cũng có thể giúp ích cho việc liên lạc với các cơ quan tình báo của tỉnh này, theo giới phân tích. "Quảng Đông từ lâu được xem là căn cứ bảo vệ an ninh quốc gia ở cửa ngõ phía nam Trung Quốc. Giờ cánh cổng đó có vẻ được mở rộng tới Hong Kong", ôn𝄹g Tạ nói.
Giáo sư Tạ thêm rằng việc bổ nhiệm Lạc Huệ Ninh, giám đốc Văn phòng Liên lạc Trung Quố♌c tại Hong Kong, làm cố vấn Ủy ban Bảo vệ An ninh Quốc gia của đặc khu là động thái hợp nhất hoàn toàn bộ máy an ninh quốc gia của đại lục với Hong Kong. "Do đó, họ có thể trở thành một lực lượng chung", ông nói.
Ủy ban Bảo vệ An ninh Quốc gia của đặc khu được chính quyền Hong Kong thông báo thành lập hôm 3/7 theo quy định của luật an ninh, hoạt động song song với Phòng Bảo vệ An ninh Quốc gia của ông Trịnh. Chủ tịch ủy ban là trưởng đặc khu Carrie Lam, chịu trách nhiệm xây dựng chính sách, đánh giá tiến độ và điều phối những công việc chính và hoạt động quan trọng liên quan tới bảo vệ an ninh quốc gia. Những thành viên khác của ủy ༺ban gồm giám đốc cꦯác sở hành chính, tư pháp, tài chính và an ninh Hong Kong.
Sheena Chestnut G🧜reitens, chuyên gia về châu Á tại Đại học Texas ở Austin, Mỹ, nhận định Bắc Kinh cần 🧸một người điều phối và giám sát bộ máy an ninh quốc gia mới ở Hong Kong.
"Việc tạo ra hai cơ quan an ninh hoạt động song song ở Hong Kong sẽ làm tăng sự phân mảnh, c💎ó thể khiến việc chia sẻ thông tin tình báo trở nên khó khăn hơn và gây ra nhiều vấn đề cho chính quyền", Greitens nói.
Các hoạt động hàng ngày của văn phòng, như duy trì an nin🍌h và thu thập thông tin tình báo, sẽ do hai cấp phó của ông Trịnh là Lý Giang Chu và Tôn Thanh Dã đảm nhận. Lý trước đây là sĩ quan an ninh, làm việc tại văn phòng liên lạc của chính quyền trung ương tại Hong Kong từ năm 2016, trong khi Tôn là quan chức cấp cao của cơ quan tình báo Trung Quốc, theo nguồn tin chính phủ. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức và thông tin về các quan chức của văn phòng này dự kiến không được công bố chi tiết.
Luật an ninh Hong Kong được thông qua ngày 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ư🧔ơng.
Mặc dù giới chức đảm bảo luật an ninh mới sẽ chỉ áp dụng cho "một nhóm người thiểu số vô cùng nhỏ", phạm vi của đạo luật lại được cho là trao quyền lực rất lớn cho cảnh sát và bộ máy an ninh. Điều này khiến không khí bất an đang bao trùm Hong Kong, trong đó có𓆉 giới phê bình chính phủ Trung Quốc tại đặc khu, vì lo sợ có thể "lọt vào tầm ngắm" của luật an ninh mới.
Maggie Lewis, cꦍhuyên gia về luật Trung Quốc tại Đại học Seton Hall, Mỹ, nhận định Bắc Kinh có thể sử dụng luật an ninh để bắt một số người có ảnh hưởng thường xuyên chỉ trích chính phủ, nhằm cảnh cáo những💜 người khác. "Đây là một mũi tên khác của Trung Quốc để bắt bất kỳ ai được xác định là vi phạm luật", Lewis nói.
Thanh Tâm (Theo SCMP)