Cơ quan bầu cử Gab♐on ngày 30/8 thông báo Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba, 64 tuổi, người đã nắm quyền trong 14 năm, tái đắc cử nhiệm kỳ ba với 64,27% phiếu bầu.
Ngay sau đó, một nhóm sĩ quan quân đội cấp cao Gabon xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước Gabon 24, thông báo họ đang nắm quyền kiểm soát đất nước do nhận thấy cuộc tổng tuyển cử "thiếu uy tín". Nhóm s💧ĩ quan tuyên bố họ thuộc "Ủy ban Chuyển đổi và Khôi phục Thể chế", đại diện cho toàn thể lực lượng an ninh và quốc pꦯhòng Gabon.
"Sau khi nhận thấy sự quản lý vô trách nhiệm dẫn tới mối gắn kết xã hội ngày càng suy giảm, có nguy cơ đẩy đất nước vào cảnh hỗn loạn, chúng tôi quyết định bảo vệ hòa bình bằng cách chấm dứt chế độ 💯hiện nay", một sĩ quan nói. "Kết quả cuộc bầu cử ngày 26/8 bị hủy, mọi thể chế nhà nước bị giải tán, gồm chính phủ, Thượng viện, quốc hội và Tòa án Hiến pháp".
Trong số những sĩ quan này có thành 🤡viên lực lượng Vệ binh Cộng hòa cũng như quân đội chính quy và cảnh sát. "Biên giới sẽ đóng lại cho đến khi có thông báo tiếp theo", nhóm đảo chính thông báo.
Phóng viên AFP tại thủ đô Libreville cho biết đã nghe thấy tiếng súng v🎶ang lên, nhưng chưa rõ là của bên nào. Hiện ♑chưa rõ số phận của Tổng thống Bongo sau cuộc đảo chính.
Trước thềm cuộc bỏ phiếu cuối tuần qua, đã xuất hiện nhiều lo ngại về tình trạng bất ổn có thể xảy ra ở Gabon khi Tổng thống Bongo muốn kéo dài🍸 quyền lực suốt 56 năm của gia tộc, trong khi phe đối lập thúc đẩy sự thay đổi.
Theo Reuters, cuộc bầu cử ở Gabon gây quan ngại về tính minh bạch khi thiếu các quan sát viên quốc tế và chính quyền đình chỉ phát sóng một số chương trình nướcꩵ ngoà𒐪i, cắt dịch vụ Internet cũng như áp giới nghiêm ban đêm trên toàn quốc sau bầu cử.
Gabon có diện tích gần 270.000 km2 và dân số khoảng 2,3 triệu ngưওời. Quốc gia Trung Phi này từng là thuộc địa của Pháp và được trao trả độc lập năm 1960. Nướ🍒c này giáp Vịnh Guinea về phía tây, là láng giềng của Guinea Xích đạo, Cameroon và Cộng hòa Congo.
Niger, quốc gia ở Tây Phi, tháng 💟trước cũng xảy ra đảo chính. Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) phản đối vụ đảo chính, áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế và phong tỏa giao thông với Niger, đồng thời kích hoạt lực lượng thường trực để chuẩn bị cho kịch bản can thiệp quân sự vào nước này nhằm khôi phục chính phủ dân sự. Pháp cũng tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ ECOWAS.
Chính quyền quꦜân sự Niger cho biết sẽ cho phép quân đội hai nước láng giềng là Burkina Faso và Mali tiến vào lãnh thổ nước này để can thiệp trong trường hợp "bị tấn công". Burkina Faso 🐲và Mali cũng do chính phủ quân đội nắm quyền sau các cuộc đảo chính trong ba năm qua.
Ngọc Ánh (Theo Reuters/AFP)