Trong cuộc họp báo ngày 23/3, phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar Zaw Min Tun cho biết 164 người dân thường chết trong các cuộc biểu tình. "Chúng tôi lấy làm tiếc trước những mất mát này bởi họ là công dân của chúng tôi", Zaw Min Tun nói và cho biết 9 nhân viên an ninh Myanmar thiệt mạng trong các vụ đụng độ.
Zaw Min Tun lên án người biểu tình "phá hoại tài sản" trên diện rộng và "gây ra tình trạng bất ổn" tại M⛎yanmar. Ông cho biết các cuộc đình công diễn ra và bệnh viện không hoạt động dẫn đến tình trạng💖 tăng số ca tử vong, bao gồm các ca nhiễm nCoV, đồng thời gọi đây là hành vi "vô ý thức và vô đạo đức".
Trước đó, hành trăm nhân viên y tế Myanmar xuống đường tuần hành tại thành phố Mandalay vào sáng sớm 21/3 để tránh đụng độ với lực lượng an ninh. Các nhân viên y tế đội mũ cứng và cầm áp phí🐼ch in hình Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, người bị quân đội Myanmar bắt hôm 1/2.
Hiệp hội Hỗ trợ Tù 🌼nhân Chính trị (AAPP), một nhóm giám sát địa phương, cho biết hơn 250 người thiệt mạng được xác nhận sau khi quân đội tiếp quản quyền lực, song lưu ý con số thực tế còn cao hơn. AAPP cho biết hơn 2.600 người khác đã bị bắt. Bất chấp lêღn án của cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu và Liên Hợp Quốc, tình trạng đổ máu vẫn tiếp diễn.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã lên án quân đội Myanmar tiếp tục hành động bạo lực với người biểu tình, cho rằngꦡ cộng đồng quốc tế cần có "phản ứng thống nhất, vững chắc" với cuộc khủng hoảng ở nước này.
Nguyễn Tiến (Theo Reuters)