Sau giai đoạn quan hệ Mỹ - Trung xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ dưới thời cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, Bắc Kinh được cho là từng hy vọng tình hình sẽ thay đổi khi Joe Biden trở thành ông chủ Nhà Trắng, ít nhất là giúp hạ nhiệ༺t căng thẳng phần nào.
Tuy nhiên, kỳ vọng đó dường như đã tan biến với hàng loạt độ♔ng thái cứng rắn của chính quyền Biden trong năm đầu nhiệm kỳ. Mỹ đã liệt nhiều công ty Trung Quốc vào danh sách đen, phản ứng quyết liệt sau vụ hải cảnh Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu tiếp tế của Philippines trên Biển Đông, hay gần đây ông Biden đã ký Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ, cấm nhập khẩu gần như tất cả hàng hóa từ Tân Cương.
Đáp lại, Bắc Kinh được cho là cũng ngày càng quyết liệt. Carl Schuster, giảng viên Đại học Hawaii Pacific của Mỹ, chỉ ra rằng ngay sau khi ông Biden nhậm chức, Trung Quốc đã tung đòn t💟hăm dò khi tìm cách tăng áp lực ở Đài Loan và Biển Đông. Nước này còn tăng kết nối với Iran và Ng𒉰a trong nỗ lực thách thức ảnh hưởng Mỹ ở châu Á, Trung Đông và châu Âu.
Tại Mỹ, đảng Dân chủ và Cộng hòa đang chia rẽ sâu sắc trước thềm cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022, nhưng vẫn nhất trí rằng không có chỗ cho sự mềm mỏng với Bắc Kinh. Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực sau Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc, dự kiến vào tháng 10/2022, và duy tr🐟ì những chính sách cứng rắn.
"Tôi tin rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục vào năm 2022, trong đó có các lĩ🔥nh vực nhân quyền, địa chính trị và an ninh", Wu Qiang, bình luận viên chính trị độc lập tại Bắc Kinh, đánh giá.
"Giới lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đều sẵn lòng đón nhận và đã đoán tr꧒ước tình huống này. Tôi cho rằng họ sẽ không thực hiện bất cứ biện pháp hữu hiệu nào để giảm căng thẳng, nhưng sẽ kiểm soát nó", Wu nói thêm.
Theo bình luận viên Wesley Rahn và William Yang của DW, căng thẳng Mỹ - Trung sẽ được thể hiện ngay đầu năm 2022 khi Olympic Mùa đông được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng hai.
Mỹ hôm 6/12 tuyên bố tẩy chay ngoại giao sự kiện này, có nghĩa là không cử quan chức hay đại diꦍện ngoại giao đến Bắc Kinh, "vì những tội ác chống lại loài người ở Tân Cương và nhiều hoạt động vi phạm nhân quyền của Trung Quốc". Một số đồng minh của Mỹ cũng có động thái tương tự, dù Trung Quốc nhiều lần phủ nhận các cáo buộc, khẳng định những hoạt động tại Tân Cương nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan, hỗ trợ người Duy Ngô Nhĩ hòa nhập xã hội.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 9/12 c🦹ho biết "động thái dùng Olympic để thao túng chính trị của Mỹ, Australia, Anh và Canada không nhận được sự ủng hộ đông đảo và tự cô lập chính mình". "Họ chắc chắn sẽ phải trả giá cho hành động sai ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚlầm", ông cảnh báo.
Các bình luận viên của DW dự đoán căng thẳng sẽ gia tăng khi tháng hai đến gần. Mỹ có khả năng sử dụng sức h🥀út của Olympic và cuộc tẩy chay ngoại giao để hướng sự chú ý tới cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương.
Vấn đề Đài Loan cũng là điểm ♑nóng tron♋g quan hệ Mỹ - Trung năm qua. Quân đội Trung Quốc vài tháng gần đây liên tiếp điều máy bay áp sát hòn đảo mà Bắc Kinh coi là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. Trong khi đó, Washington khiến Bắc Kinh tức giận vì cử các nhóm nghị sĩ đến Đài Loan, đồng thời bày tỏ ủng hộ chính quyền của lãnh đạo Thái Anh Văn, người phản đối chính sách "Một Trung Quốc".
Giới chuyên gia cho rằng những đợt triển khai số máy bay nhiều kỷ lục áp sát Đài Loan của Trung Quốc không phải tín hiệu chiến tranh đang cận kề, nhưng phản ánh thông điệp ngày càng rõ ràng của Bắc Kinh về nỗ lực thu hồi hòn đảo bằng mọi giá, kể cả bằng biꦯện pháp quâ൲n sự.
Do đó, trong năm 2022, Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục phản đối quyết liệt những nỗ lực nhằm giúp Đài Loan được cô🎉ng nhận về mặt ngoại giao, cũng như quyết tâm tham gia các tổ chức quốc tế của Đài Bắc. Căng thẳng tiếp diễn ở eo biển Đài Loan được cho l♚à đồng nghĩa với quan hệ Mỹ - Trung không thể hạ nhiệt.
Về vấn đề Biển Đông, hai bình luận viên của DW dự đoán Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục tiến hành ౠhoạt động tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế, dẫn đến sự phản đối từ phía Trung Quốc. Trong khi đó, 🉐Bắc Kinh được cho là chắc chắn tiếp tục phát triển hải quân nhằm phục vụ các yêu sách trong khu vực. Tuy nhiên, xung đột hải quân là điều hai bên đều muốn tránh.
Trong tương lai, an ninh mạng được đánh giá sẽ trở thành vấn đề lớn, ảnh hưởng đến cả chính sách kinh tế và chiến lược. Năm qua, hai nền kinh tế lớn nhất⭕ thế giới cũng xích mích về lĩnh vực này, khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc tài trợ cho các vụ hack dữ liệu quy mô lớn, đồng thời𝓡 phản đối triển khai công nghệ truyền thông thế hệ tiếp theo của Trung Quốc trên toàn cầu, đặc biệt là mạng 5G.
Mỹ được dự đoán sẽ duy trì nỗ lực dường như nhằm cô lập công nghệ Trung Quốc với phần còn lại của thế giới trong năm 2022, ꧙bằng cách không ngừng gây khó khăn cho các công ty Trung Quốc trong khâu m❀ua những phần cứng quan trọng do Mỹ sản xuất.
"Mỹ mới chỉ bắt đầu siết chặt các hạn chế về công nghệ chuyển gia🌳o cho Trung Quốc. Sẽ có thêm động thái được thực hiện trong năm 2022", Bonnie Glaser, giám đốc chương trình châu Á tại Quỹ Marshall Đức của Mỹ, nhận định.
Theo Glaser, Bộ Quốc phòng Mỹ năm sau sẽ khắc phục những lỗ hổng về quy định, như cho phép nhà sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc SMIC mua công nghệ quan trọng từ Mỹ. Bên cạnh đó, các thực thể Trung Quốc có khả năng tiếp tụ﷽c bị đưa vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ. Chuyên gia bổ sung thêm rằng Mỹ còn đang thảo luận với các đồng minh về biện pháp kiểm soát xuất khẩu và sàng lọc đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Trung Quốc.
Bất chấp thế đối đầu, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được d🎃ự đoán chậm lại vào năm 2022 khiến một số nhà phân tíc𓄧h nhận định Bắc Kinh có thể có động lực hợp tác với Washington, nhằm giảm bớt những rào cản thương mại từ thời Trump. Trong cuộc hội đàm hồi tháng 11, ông Biden và ông Tập cũng cam kết kiểm soát cạnh tranh trong tương lai.
Ngân hàng Thế giới đã g🦹iảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 từ 5,4% xuống 5,1% - tốc độ tăng trưởng chậm thứ hai của Trung Quốc kể từ năm 1990.
Tuy nhiên, giới quan sát vẫn hoài nghi về triển vọng hai nước hợp tác để giải quyết bất đồng một cách thân thiện. "Tôi nghĩ hạ nhiệt căng thẳng về kinh tế và thương mại giữa hai nước có lẽ chỉ là tạm thời. Đối đầu vẫn là chủ đạo", Shen Ling, nhà kinh tế học tại Đại học ܫKhoa học và Công nghệ Hoa Đông, đánh giá.
"Do bối cảnh thay đổi, Trun𓆏g Quốc giờ đây bám sát Mỹ hơn bao giờ hết về sức mạnh k✃inh tế, nên quan hệ song phương sẽ thiên về cạnh tranh hơn là hợp tác", Shen giải thích thêm.
Chuy🌳ên gia Glaser nhận định tình hình chính trị trong nước sẽ tác động lớn đến chính sách của cả Washington và Bắc Kinh trong năm 2022, với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ và Đại hội đả🌌ng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.
"Vì vậy, tôi không lạc quan rằng hai bên sẽ đạt tiến bộ đáng kể trong bất kỳ vấn đề nào. Tuy nhiên, nếu một số꧒ thỏa thuận là vì lợi ích của cả hai bên, họ vẫn có thể đồng tình", Glaser đánh giá.
Ánh Ngọc (Theo DW)