Trả lời:
Hiện nay có hai phương pháp thường dùng xác định🐻 huyết thống thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ, độ chính xác khá cao.
Phương pháp đầu tiên là xét nghiệm tế bào trong dịch ối, được thực hiện t🐎ừ tuần thai thứ 16. Đây là phương pháp giám định huyết thống thai nhi có xâm lấn, bác sĩ sẽ chọc dò ối để xét nghiệm huyết thống thai nhi. Khi có mẫu nước ối thu được, bác sĩ tách chiết ADN của đứa trẻ và sử dụng các công nghệ hiện đại nhất nhằm đưa ra kết quả xác nhận quan hệ huyết thống. Chọc dò ối có thể gặp một số các nguy cơ tiềm ẩn như rò rỉ ối, sinh non, nhiễm trùng tử cung, song tỷ lệ này rất thấp, về cơ bản là an toàn.
Phương pháp thứ hai là lấy mẫu máu tĩnh mạch mẹ. Đây là phương pháp giám định huyết thống không xâm lấn. Ưu điểm là dễ lấy mẫu, nhanh chóng và được các chuyên gia đánh giá cao về độ an toàn cho cả mẹ và con. Chỉ cần từ 7 đến 10 ml mẫu máu tĩnh mạch người mẹ là có thể thực hiện xét nghiệm ADN xác định huyết thống thai nhi không xâm lấn. Cơ sở khoa học của phương pháp này là♏ trong máu thai phụ có tồn tại ADN tự do của thai nhi (cff-DNA). Nhờ phân tích cff- DNA, các chuyên gia có thể chỉ ra được mối quan hệ thực sự giữa thai nhi và người cha nghi vấn.
Mẫu của người cha gồm một trong các mẫu máu, móng tay, tóc có chân (nang). Phương pháp này có thể thực hiện sớm từ tuần thai thứꦰ 6, độ chính xác cao, kết quả có trong khoảng 15-20 ngày. Tuy nhiên, chi phí khá cao, lên tới và🌺i chục triệu đồng.
Một cách khác là bạn có thể đợi đứa trẻ chào đ🎶ời, sau đó lấy mẫu xét nghiệm huyết thống, gồm mẫu máu, tóc, niêm mạc hoặc móng tay, móng chân. Tuy nhiên, việc này bạn nên tiến hành một cách tế nhị.
Phó giáo sư Trần Đức Phấn
Chủ tịch Hội Di truyền Y học Việt Nam