Hải Phòng bên cạnh những tọa độ du lịch nổi tiếng như Đồ Sơn, Cát Bà, còn sở hữu một nền ẩm thực đa dạng vớ♌i rất nhiều đặc sản. Du khách đến "đất cảng" có thể tìm đến những quán ăn gốc với tuổi đời hàng chục năm để trải nghiệm hương vị đặc trưng, lưu truღyền qua nhiều thế hệ.
Quán bún chả Phương Mai🍨 hơn 44 năm tuổi với món nem cua bể gia truyền là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ thực khách sành ăn tại Hải Phòng🌊. Từ mẹt bún nhỏ được cha mẹ truyền nghề, bà Lương Xuân Phương (60 tuổi, Hải Phòng) đã giữ gìn và liên tục hoàn thiện món ăn, đưa nem cua bể Phương Mai thành thương hiệu được đăng ký bản quyền suốt 20 năm qua.
"Món này không phải ai làm cũng ngon. Phải có bí quyết và quan trọng nhất là phải đặt cái tâm vào trong món ăn", bà Phương chia sẻ. Đặc trưng của nem cua bể Hải Phòng là hình dáng chả nem phải vuông vức như bánh chưng, tượng trưng cho trời đất. Bánh đa nem quán Phương Mai giòn tan trong miệng,🦄 không dính răng. Nhân được chế biến từ ghẹ tươi, chắc thịt. Các nguyên liệu đi kèm cũng được người💫 đầu bếp tuyển chọn kỹ từ nguồn tươi, sạch.
Những chiếc nem của quán Phương Mai được biết đến bởi kích thước "khủng". Chủ quán kể có lần thực khách mới đến lần đầu yêu cầu hai chiếc nem cỡ lớn. Bà thận trọng khuyên khách chỉ nên thử trước một chiếc, sau đó còn có thể ăn tiếp mới nên gọi chiếc thứ hai. Sau khi ăn xong, người này ra về và viết một bài review dành nhiều lời khen ngợi cùng dòng chia sẻ "chưa bao gꦦiờ gặp chủ quán nào mà khách muốn ăn hai lại chỉ bán một". "Lời khen của thực khách là sự ghi nhận lớn nhất cho những người gìn giữ văn hóa ẩm thực, khiến tôi cảm thấy vui và tự hào hết mực. Tôi tạo ra quán cũng chỉ muốn giới thiệu ẩm thực Hải Phòng đến thật nhiều du khách", bà Phương kể.
Giống như chị Phương, anh Trần Văn Hoàng (48 tuổi, Hải Phòng) cũng kế thừa quán chè Thái - bánh mì cay gia truyền của mẹ. Có mặt từ năm 1989,🅰 bánh mì cay 37 Đinh Tiên Hoàng được ngư✃ời dân địa phương đặt cho cái tên "bánh mì trăm năm" (bánh mì năm trăm) vì ổ bánh mì của quán chỉ trước đây chỉ có giá 500 đồng. Đặc trưng của bánh mì cay là thanh bánh mì nóng giòn, phết một lớp pate béo ăn cùng với "chí hương" - đặc sản của Hải Phòng, có nhiều nét tương đồng với tương ớt.
Nguyên liệu làm chí chương bao gồm ớt và cà chua tươi bỏ hạt, trộn với tỏi băm nhuyễn, cho thêm chút muối rồi lên men theo công thức đặc biệt của tù𝓰y nơi sản xuất. Chí chương ngon có vị cay nồng, màu đỏ tươi bắt mắt, ăn là nhận ra sự khác biệt so với tương ớt bình thường dù khó miêu tả bằng lời. Thực khách khi đến quán của anh Hoàng thường chọn ăn bánh mì cay rồi dùng thêm một ly chè Thái. Chè mát ngọt giúp cân bằng vị.
H🌟ơn 30 năm kinh doanh, quán ăn trở thành một địa chỉ gắn liền với nhiều thế hệ người địa phương. "Có những người đến 🐓quán mẹ tôi từ khi còn là học sinh, sinh viên, đến lúc đi làm họ vẫn tiếp tục ủng hộ quán. Họ giới thiệu cả con cái, bạn bè đến ăn. Có cả những bạn hồi cấp hai đã và hẹn hò ở đây, sau này nên vợ nên chồng, có con vẫn tiếp tục đến đây ủng hộ", anh Hoàng chia sẻ.
Sau này, khi nhu cầu khách hàng tăng lên. Anh Hoàng nhanh chóng "số hóa" đưa sản phẩm nên nền tảng đặt hàng Grab. "Từ ngày đưa sản phẩm lên Grab, các đơn hàng được xử l🎃ý nhanh hơn. Sản phẩm của tôi cũng tiếp cận được nhiều thực khách hơn.🥂 Đó là niềm vui lớn nhất của tôi lúc này", chủ quán chia sẻ.
Hoài Phương
Trân trọng tinh hoa ಞẩm thực mà các thương hiệu gia đình lâu đời là đại diện, GrabFood triển khai chiến dịch "Trăm quán trứ danh - Xứng danh Đất Cảng" nhằm chung tay lan tỏa ẩm thực Hải Phòng đến bàn ăn của hàng triệu thực khách mỗi ng꧋ày. Với sự đồng hành của các nền tảng giao nhận thức ăn như GrabFood, thực khách sẽ có thêm một lựa chọn tiện lợi để thưởng thức các món ăn đặc sắc của thành phố cảng Hải Phòng.