Vụ việc tài xế uống bia lao ôtô bốn chỗ vào cây xăng gần Ngã Tư Sở khiến tám người bị thương ở Hà Nội mới đây thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo cho vấn nạn uống rượu, bia khi tham gia giao thông. Đây là câu chuyệ𒀰n không hề mới,♒ nếu không muốn nói là gây nhức nhối xã hội ngày này qua tháng nọ, nhưng đến giờ vẫn chưa thể được giải quyết triệt để.
Đọc những bình luận của độc giả xung quanh vụ việc này, tôi thấy người ta đổ lỗi cho nhiều nguyên nhân. Trong đó, ý kiến cho rằng mức xử phạt cho hành vi này quá nhẹ được nêu ra nhiều nhất. Người ta cho rằng khung phạt hành chính quá thấp không đủ để𒁏 răn đe, khiến các ma men chùn chân ga. Có người đòi hỏi phải tước Giấy phép lái xe vĩnh viễn hay hình sự hóa các trường hợp tươn♔g tự để làm gương.
Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), tùy vào loại phương tiện điều khiển, nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở mà người vi phạm sẽ bị xử phạt theo các mức khác nhau. Nhẹ nhất, người uống rượu, bia khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 t☂háng đến 12 tháng). Nặng nhất là phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Trong khi đó, Theo khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, quy định người uống rượu, bia khi lái xe gây hậu quả nghiêm trọng như tai nạn chết người hoặc thiệt🌌 hại lớn về người và tài sản sẽ có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, đồng thời bị truy cứu trách nhiệm h🧜ình sự, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù lên đến 15 năm.
Cá nhân tôi cho rằng khung hình phạt trên khá toàn diện và không đến mức quá thấp. Nhưng tại sao vẫn có quá nhiều ma men lái xe ra đường, gây nên những vụ tai nạn thương tâm suốt thời gian qua? Vấn đề có phải chỉ nằm ở câu chuyện pháp l꧒ý? Phạt nặng tất nhiên sẽ khiến người ta sợ mà e dè trước khi phạm luật. Nhưng điều đó chỉ đúng với những người tỉnh táo, có đủ nhận th🎐ức. Còn khi đã có hơi men trong người, mất kiểm soát hành vi, thần kinh không còn tỉnh táo, liệu có mấy người nhớ được nỗi sợ kia? Hơn nữa, phạt nặng thế nào cũng chỉ là sau khi đã có hậu quả chứ khó ngăn được sự việc từ khi chưa diễn ra.
Khu nhà tôi có vài quán nhậu lớn, lúc nào cũng trong tình trạng đông kín khách. Cứ mỗi chiều đi làm về ngang qua, tôi lại thấy♈ hàng trăm xe máy đỗ kín vỉa hè, còn ôtô cũng đâu đó vài chục chiếc đỗ dài hai bên lề đường. Nhưng đến tối muộn, khoảng 22h, khi tôi trên đường chạy bộ thể dục qua đó, hầu như chẳng còn chiếc xe nào đỗ bên ngoài quán nữa. Nghĩa là khách đến quán nhậu bằng phương tiện nào thì ra về y nguyên nh꧑ư thế, không cần biết uống bao nhiêu, say - tỉnh thế nào? Mà tôi dám cá chẳng ai vào quán nhậu để uống nước suối cả.
Có lần ngồi nhậu trong quán, thấy mấy người đàn ông đã say lè nhè, bước đi không thẳng bá vai bá cổ nhau rời khỏi quán, leo lên chiếc ôtô đỗ bên𝐆 ngoài, tôi hỏi nhỏ một cậu nhân viên gần đó: "Mấy người kia say vậy mà bọn em vẫn để họ lái ôtô đi hả?". Câu nhân viên cười xòa: "Chịu thôi anh ạ, bọn em có khuyên nhưng họ không chịu thì cũng đâu làm gì được. Ngăn họ có khi còn bị chửi ý chứ, nên thôi kệ".
Thú thực, người Việt mình rất hay sĩ diện. Uống bia rượu cũng phải đến mức say mèm mới chịu thôi, uống xong đi không vững cũng cố leo lên xe để thể hiện mình "còn tỉnh táo lắm, ♏chưa nhằm nhò gì, say lꦦàm sao được?". Có ai say mà tự nhận mình say đâu, vì nó "mất thể diện" trong suy nghĩ của nhiều người, nhất là cánh mày râu. Thế nên người ta vẫn thản nhiên cầm lái sau mỗi cuộc nhậu, chẳng cần biết mình lái hay rượu lái, chẳng quan tâm có gây nguy hiểm cho mình và người khác không?
Cá nhân tôi cũng thích nhậu, với tôi nhậu không xấu nếu mỗi người biết cách hành xử văn minh 🎉và có điểm dừng. Trước khi đi nhậu, tôi ꦆluôn chủ động đi xe ôm hoặc taxi, đồng thời uống có chừng mực để không mất kiểm soát hành vi. Thế nên tôi nhậu vui vẻ và về an toàn, hôm sau có thể tỉnh táo đi làm như bình thường. Nhưng tiếc là ở ta, số đó không nhiều. Người Việt vốn đã thích đi xe cá nhân, kể cả là đi nhậu. Để rồi nhậu xong là xe ai nấy đi, túa đi tứ phía, như những con ma men trên đường phố.
Mới đây, CSGT có đề nghị chủ quán báo tin khách say xỉn lái xe. Tôi thấy người ta cười nhạo đề xuất này, cho rằng nó bất khả thi, thậm chí là ngớ ngẩn. Nhưng nhìn những vụ việc tài xế lái xe sau khi uống rượu, bia gây tai nạn vừa qua, tôi tự hỏi, liệu các nhà hàng, quán nhậu có một phần trách nhiệm hay không꧙? Việc kinh doanh bia, rượu xưa nay vẫn bị thả nổi, khiến các chủ quán chỉ tập trung vào doanh thu, cố bán sao cho thật nhiều, còn khách say xỉn thế nào, có lái xe khi ra v🌼ề hay không chẳng quan trọng.
Giá như, nhân viên quán có hành động khuyên nhủ, ngăn khách lái xe (giữ chìa khóa cùng phương tiện và gọi xe đưa khách về) thì có lẽ đường phố cũng được yên bình thêm ít nhiều. Hoặc chí ít, nếu các quán phối hợp với CSGT để ngăn chặn sớm các trường hợp say xỉn lái xe thì những hậu quả nghiêm trọng có thể cũng được giảm đi phần nào. Nói tóm lại, người kinh doanh nhà hàng, quán nhậu ở ta vẫn còn quá thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc ngăn khách uống rượu bia lái xe ra đường. Chẳng trách mà người ta giãy nảy khi ý tưởng yêu cầu chủ quán báo tin khách say xỉn lái xe được nêu ra.
Ngăn chặn hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông không phải là trách nhiệm của riêng lực lượng cảnh sát, tôi tin là như vậy. Bởi chúng ta sẽ chẳng bao giờ có đủ quân số để canh chừng từng nhà hàng, quán nhậu. Đã đến lúc người kinh doanh rượu bia cũng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong vấn đề này. Tôi mong sớm có những quy chế, ràng buộc rõ ràng, cụ thể hơn để quản lý hoạt động kinh doanh quán nhậu, yêu cầu các chủ quán phải chịu một phần trách nhiệm nếu để khách say xỉn lái xe, gây tai nạn nghiêm trọng. Có như vậy mới mo🧸ng lập lại trật tự, kỷ cương cho giao thông Việt, bảo vệ ngư𒈔ời dân vô tội khỏi những vụ việc đáng tiếc do ma men gây ra.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.