Chính vì thế, Luật Đấu thầu đã yêu cầu các gói thầu phải được đăng trên Mạng đấu thầu♏ quốc gia để nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận, tham gia thầu, chống lại tình trạng thô꧋ng thầu hay quân xanh quân đỏ.
Nhưng cũng nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng hệ thống thông tin của Mạng đấu thầu quốc gia hiện rất nhiều lỗi và bất tiện với người dùng. Ví dụ, muốn tải hồ sơ thì cần dùng trình duyệt Internet Explorer, phải cài Java và các ứng dụng phức tạp. Chính vì thế, điện thoại thông minh, máy t꧙ính bảng và máy dùng hệ điều hành khác không sử dụng được.
Chức năng tìm kiếm của Mạng đấu thầu quốc gia cũng không thân thiện, khó sử dụng. Nếu tôi là một doanh nghiệp kinh doanh đồ nội thất và muốn tham gia thầu thì hàng ngày tôi phải truy cập trang này, lần lượt đọc hàng trăm gói thầu để xem có cơ qua♑n nào muốn mua sắm bàn ghế hay không. Và không hề dễ để tìm dữ liệu cũ.
Mạng đấu thầu quốc gia hiện cung cấp một lượng dữ liệu khổng lồ thông tin thô, rất cần được "chế biến" để mang lại giá trị gia tăng tốt hơn cho người dܫùng.
Một nhóm bạn trẻ đã có ý tưởng về việc cung cấp các dịch vụ gia tăng dựa trên các thông tin thô đó. Ví dụ, một doanh nghiệp nội thất có thể nhận được e-mail ngay khi có cơ quan nhà nước nào đó mời thầu bàn ghế. Hệ thống này cũng sẽ cung cấp thông tin♚ về các gói thầu tương tự trước đó để doanh nghiệp có thể đưa phương án thầu cho phù hợp.
Dịch vụ này mang lại lợi ích lớn cho nhiều bên. Doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh. Nhà nước tiết kiệm được tiền mua sắm công do các gói thầu có nhiều bên tham gia hơn. Tính cạnh tranh cao thì giá trúng thầu sẽ ဣgiảm.
Nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng hành động này là vi phạm pháp luật. Lý do được Bộ đưa ra: doanh nghiệp phải xin phép Mạng đấu thầu quốc gia. Bộ cũng viện dẫn quy định về dữ liệu mở và cho biết là họ chưa bao giờ coi các dữ liệu trên Mạng đấu thầu qꦐuốc gia là dữ liệu mở dù nó đã được công khai cho công chúng miễn phí từ hơn 10 năm nay.
Khoan hãy nói về việc đúng sai của các bên trong việc này, hãy thử cùng tìm hiể🎉u xem chính phủ các nước đã làm gì ﷽với các dữ liệu được tạo ra từ hệ thống dịch vụ công.
Năm 2003, khi Micheal Bloomberg, chủ tịch tập đoàn truyền thông Bloomberg, trở thành thị trưởng New York, ông đã cho công bố toàn bộ dữ liệu thô về các dịch vụ công của thành phố, từ các bệnh viện, trường học, cơ quan quản lý thư viện, bảo tàng, công viên, phòng cháy chữa cháy, cảnh sát, giao thông công cộng, mua sắm công... tất nhiê𒊎n là sau khi đã loại bỏ thông tin cá nhân của người dân.
Chính quyền New York sau đó đã kêu gọi người dân và doanh nghiệp cùng chung tay khai thác các dữ liệu này để mang lại hiệu quả quản trị tốt hơn. 🌄Thành phố dành ngân sách để tài trợ cho các tổ chức dân sự và các cuộc thi Hackathon trao thưởng cho sáng kiến🐷 khai thác dữ liệu mở để đưa ra các biện pháp quản lý công.
Ví dụ, cơ quan quản lý giao thông công cộng của thành phố cung cấp lịch chạy tàu và xe bus dưới dạng bảng. Dù được cập nhật liên tục, nhưng các dữ liệu này không hề thuận tiện cho người dân khi đang muốn biết có nên đi bộ ra bến lúc này 🌼hay nên đợi 10 phút nữa.
Cꦰó người nhận ra vấn đề đó và đã viết một ứng dụng cho điện thoại di động với các chức năng hết sức thuận tiện cho hành khách. Tuy nhiên, khi ứng dụng này mới ra đời, cơ quan quản lý tàu điện của thành phố New York đề nghị những người khai thác dữ liệu này phải xin phép và trả tiền. Đề nghị này gặp phải sự phải đối dữ dội từ phía người dân, doanh nghiệp và các quan chức khác của thành phố. New York sau đó đã phải ban hành một đạo luật nói rõ rằng các thông tin được cung cấp công khai là dữ liệu mở và mọi người đều có quyền tiếp cận, sử dụng kể cả khai thác cho mục đích thương mại và không phải trả phí.
Xu hướng quản lý nhà nước bằng dữ liệu và kêu gọi sự tham gia đóng góp của người dân và doanh nghiệp không chỉ diễn ra ở Mỹ. Rất nhiều quốc gia cũng có chính sách tương tự. Lượng dữ liệu mở vꦫề quản trị công được công bố công khai ngày càng nhiều, và việc khai thác nó vẫn đang được khuyến khích.
Đài Loan từ năm 2018 đã tổ chức cuộc thi Hackathon, trao giải cho bất kỳ ai có sáng kiến giúp ích cho cộng đồng dựa trên việc sử dụng dữ liệu mở của 17 cơ quan quản lý của họ. Các đội chơi thường gồm chuyên gia về chính sách, dữ liệu và lập trình ngồi lại với n♐hau để cùng giải các b📖ài toán quản trị công.
Ví dụ, có đội thi đã dựa vào các thông tin của đồng hồ đo nước - do công ty nước sạch của thành phố cung cấp dữ liệu thô - và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để xác định được điểm rò rỉ nước trên hệ thống. Dự án này💎 đã giúp thời gian từ khi có rò rỉ trên đường ống nước cho đến k♚hi được sửa chữa giảm từ hai tháng xuống còn hai ngày. Các điểm có nguy cơ rò rỉ cũng được tiên đoán trước và có biện pháp xử lý ngay.
Lúc này, công ty nước sạch của thành phố mới nhận ra rằng mình đã không biết sử dụng dữ liệu và trí thông minh nhân tạo để nâng hiệu quả làm việc của chính mìn🌌h. Về lý thuyết, một công ty nước sạch hoàn toàn có thể tự thuê người để phân tích dữ liệu giúp quản trị tốt hơn. Nhưng chính sự trì trệ, quan liêu, làm theo thói quen cũ đã khiến họ không nghĩ ra sáng kiến đó.
Sự kết hợp giữa một bên là nhà nước nắm vai trò cung cấp dữ liệu mở và một ൲bên là tư nhân khai thác các dữ liệu đó đã mang lại hiệu ♛quả cả về kinh tế và quản lý nhà nước.
Điều 28, Hiến pháp Việt Nam quy định: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phươnꦜg và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công𒆙 khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Tron𒊎g cách mạng 4.0 hôm nay, xu hướng quản lý nhà nướꩵc dựa trên dữ liệu là không thể đảo ngược. Tiền đề để chính phủ tạo điều kiện cho người dân cùng tham gia quản lý như Điều 28 của Hiến pháp là số hoá và công khai các nguồn dữ liệu công.
Gần 250.000 tỷ đồng vốn đầu tư công đang cần giải ngân trong quý cuối năm, tức 🎃nhiều vụ đấu thầu đang ܫđược tiến hành. Cởi mở tư duy về quản lý dữ liệu công còn giúp nạn quân xanh quân đỏ bớt hoành hành.
Nguyễn Minh Đức