Chiều 11/10, Ban chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tổ chức hội nghị toàn quốc nghiên cứu, triển khai kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thông tin đố🌺i ngoại trong tình hình mới.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa (Trưởng ban chỉ đạo) đánh giá thông tin đối ngoại góp phần nâng cao 🙈vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Công tác thông tin đối ngoại thời gian qua có nhiều đổi mới về tư duy, cách nghĩ, cách làm. Hoạt động của Ban chỉ đạo đạt nhiều kết quả quan trọng. "Khi ra nước ngoài, tôi thấy cán bộ sứ quán, kiều bào, bạn bè nhiều nước rất muốn biết thông tin về Việt Nam", ông kể.
Theo ông, bối ꧟cảnh thế giới có nhiều chuyển biến, cơ hội và thách thức đan xen đòi hỏi thông tin đối ngoại không ngừng đổi mới, hoàn thiện trên tất cả phương diện, từ nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động. Kết luận của Bộ Chính trị đánh dấu bước chuyển quan trọng trong thông tin đối ngoại, xác định rõ mục tiêu của🐲 hoạt động này, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.
Trưởng ban Tuyê💛n giáo Trung ương đề nghị các cơ quan nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của thông tin đối ngoại; triển khai sáng tạo, hiệu quả và bám sát thực tiễn từng cơ quan. Các đơn vị làm thông tin đối ngoại phải chủ động biến thách thức thành thời cơ, tận dụng bối cảnh trong nước và quốc tế để đổi mới tư duy, phương thức thực hiện.
"Phải đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử, tru𝄹yền thống, đặc trưng văn hóa Việt Nam, trọng tâm là các hệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình, con người", ông Nghĩa nói, yêu cầu ứng dụng mạnh mẽ khoa họ❀c công nghệ và chuyển đổi số để có những sản phẩm quảng bá đất nước đa ngôn ngữ, hiện đại, tăng tính thuyết phục và hấp dẫn. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là lực lượng tuyến đầu, hữu hiệu nhất truyền tải thông tin từ Việt Nam ra thế giới.
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng trong thời đại công nghệ số hiện nay, Việt Nam có những cơ hội, công cụ chưa từng có để làm tốt cꦕông tác thông🌃 tin đối ngoại.
Ông nói toàn quốc có 256 cơ quan báo chí xuất bản một phần hoặc toàn phần bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, lượng truy cập không nhiều, chủ yếu từ bạn đọc 🐽trong nước; thời gian truy cập ngắn. Nhiều người muốn biết thông tin Việt Nam nhưng tiếp cận qua hình thức truyền thông khác thay vì báo chí.
Vì vậy, ông đề nghị các cơ quan thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này để thay đổi cách làm. "Có thể cách làm thời gian qua chưa thích hợp với bạn đ♍ọc ở nước ngoài mà chủ yếu phù hợp với người sin𒈔h sống tại Việt Nam", ông nhận định.
Theo Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông, báo VnExpress có lư⛎ợng người truy cập từ nước ngoài gấp nhiều lần các cơ quan khác. Vì vậy, ông đề nghị tập hợp lực lượng báo chí cùng tham gia làm thông tin đối ngoại, phát huy♔ thế mạnh với phương thức, cách làm mới.
Ông cũng cho rằng không nên để tình trạng báo chí tự bỏ nguồn lực vốn đã eo hẹp để làm thông tin đối ngoại. Đây l꧒à hoạt động chính trị quan trọng nên cần thống nhất quan điểm Nhà nước đầu tư có trọng tâm, trọng điểm về nguồn lực, tài chính, cơ sở vật chất.
"Cần coi công nghệ, chuyển đổi s𝓰ố là cơ hội với thông tin đối ngoại. Một số hình thức truyền thông cần chuyển sang trực tuyến, ứng dụng thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, chatbot, ಞtrợ lý ảo", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm đề xuất.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho rằng cần tranh thủ phóng viên, chuyên gia, học giả quốc tế, kiều bào làm thông tin đối ngoại. "Nên xây dựng lực lượng báo chí ở nước ngoài th𝄹ân thiện với Việt Nam, hỗ trợ hiệu quả trong công tác thông tin đối ngoại", bà nói.
Hội nghị nghiên cứu, triển khai kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao🦂 hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới được tổ chức một buổi chiều, trực tiếp và trực tuyến đến 63 điểm cầu tại tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trungꦍ ương, đồng thời kết nối trực tuyến với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.