Đạo diễn vừa kết thúc 47 ngày quay phim điện ảnh chuyển thể từ nguyên tác của nhà văn Đoàn Giỏi. Dịp này, Nguyễn Quang Dũng nói về các tranh cãi xoay quanh chuyện tuyển diễn viên cho tác phẩm kinh phí 40 tỷ 𒆙đ💜ồng và khó khăn của đoàn phim.
- Việc chọn Trấn Thành đóng bác Ba Phi, Mai Tài Phến đóng Võ Tòng bị nhiều người đánh giá không phù hợp. Anh nghĩ gì?
- Với tôi, dự án này rất áp lực, nhưng đồng thời cũng có điểm lợi là được công chúng sớm quan tâm. Diễn viên giống nhân vật là một thế mạnh, nhưng nghề đóng phim cũng cần người có khả năng thay đổi, biến hóa, nếu không một người chỉ có thể đóng được một vài dạng vai. Ví dụ, Leonardo Dicaprio có thể diễn các vai rất khác anဣh ấy ngoài đời. Tôi nghĩ một nền điện ảnh muốn phát triển cần những người thíജch trải nghiệm, thử thách mới trong nghề.
Có những ý kiến đại loại phim truyền hình năm 1997 đã quá hoàn hảo, không nên làm lại, nhưng chúng tôi muốn tiếp cận một thế hệ khán giả mới. Như Tây Du Ký năm 1986 đã là tác phẩm huyền thoại, sau đó vẫn nhiều phiên bản ra𝕴 đời. Tôi vẫn bám theo tinh thần của bản cũ, không quay ngoắt 180 độ để các khán giả ngày xưa phải khó chịu. Chúng tôi kỳ vọng tái hiện được hành trình của An - cậu bé mồ côi mẹ, đi tìm cha. Trên chuyến đi ấy, 🅷cậu học cách sống tự lập, trải nghiệm thiên nhiên kỳ thú. Cậu trưởng thành hơn giữa phong trào đấu tranh của những người Nam bộ giàu nghĩa khí, từ đó hiểu được vì sao cha rời xa cậu.
- Qua một số cảnh hậu trường được đoàn công bố, khán giả cho rằng bối cảnh phim có những chi tiết sai lệch so với cuộc sống thập niên 1920. Anh giải thích điều này thế nào?
- Tôi nghĩ đoàn làm phim đã cố hết sức. Mỗi người sẽ có một hình dung, tưởng tượng khác nhau về bối cảnh chợ nổi ở An Giang trong tác phẩm gốc. Ngoài ra, hình chụp hậu trường sẽ khác so với khi lên phim, bởi êkíp còn bồi đắp thê🎀m kỹ xảo. Hình chỉ chụp toàn cảnh, còn lúc dựng tôi sẽ nươ🅰ng theo bối cảnh để chỉnh sửa. Tôi nghĩ khi xem, khán giả sẽ rất bất ngờ.
- Trải nghiệm quay phim ở miền Tây của anh ra sao?
- Chúng tôi có nhiều ngày lặn lội qua các tỉnh như An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cần Thơ. Tôi cũng là dân miền Tây (nguyên quán An Giang) nhưng chưa có cơ hội đi đến nhiều ngõ ngách như dịp quay vừa qua. Hai tháng chọn cảnh và quay phim, càng đi, tôi càng thấy miền Tây thật đẹp. Bỗng nhiên, tôi cũng được tham gia vào chuyến phiêu lưu trong phim, cùng chú bé An ဣkhám phá thiên nhiên, con người. Dù nhiều nơi không còn nét hoang dã, tôi không quá lo vì đã có khâu hậu kỳ, chẳng hạn xóa bớt bóng đèn, dây điện. Nếu tầm 10 năm trước, phim này sẽ khó thể thực hiện vì chưa hội đủ điều kiện. Ví dụ, đường xá thuận tiện hơn nên êkíp dễ đi vào các vùng sâu.
Người các tỉnh dành tình cảm đặc biệt cho đoàn, đi đến đâu chúng tôi cũng được tiếp đón nồng hậu. Nhiều diễn viên quần chúng sau khi kết thúc cảnh quay còn xiಌn đi theo sang các tỉnh khác. Khi tôi nói vui "không đủ tiền công trả", họ bảo sẽ tự thuê chỗ ở, không cần lo cát-xê.
- Anh gặp thử thách nhất với phân cảnh nào?
- Quay phim trên vùng sông nước rất phức tạp, chẳng hạn phải trả thuyền về đúng vị trí cũ mỗi khi ghi hình lại một phân đoạn. Phân cảnh thử thách tôi nhất là lúc chú chó Phèn xuất hiện, vì cần kết൲ hợp kỹ xảo và các diễn viên. Chúng tôi còn ♕phải tìm các đàn trâu vài chục con, tập hợp lại, huấn luyện chúng cho dễ điều khiển. Lượng diễn viên quần chúng khổng lồ - lên đến 5.000 người cho toàn bộ phim - cũng là thách thức.
- Anh kỳ vọng gì về doanh thu "Đất rừng phương Nam"?
- Không chỉ tôi, hầu như nhà làm phim nào cũng mơ có tác phẩm 400-500 tỷ đồng. Trước đây, tôi từng có ba phim đạt doanh thu kỷ lục. Sau này, tôi nhận ra quan trọng nhất là làm phim mình thích, đồng thời có lãi để mang lại niềm tin cho nhà đầu tư. Phim thắng lớn thì quá vui, nhưng điện ảnh cũng cần những dự án không lời nhiều, thậm chí lỗ, song sẽ là tiền đề cho tương lai. Với tôi, Đất rừng phương Nam là một phép thử như thế, để mở ra các phim cùng thể loại, chẳng hạn như Chiếc lược ngà - chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của ba tôi, cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, con trai của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tốt nghiệp lớp Đạo diễn điện ảnh trường Sân khấu - Điện ảnh TP HCM năm 1999. Thập niên 2000, anh được biết đến với loạt phim giải trí. Nhiều phim của anh đoạt doanh thu cao như Tháng năm rực rỡ - 85 tỷ đồng, Tiệc trăng máu - 175 tỷ đồng...
Phim truyền hình Đất phương Nam ra mắt năm 1997, dài 11 tập, về cậu bé An mồ côi mẹ, tha phương đi tìm cha. Lưu lạc về phương Nam, An gặpඣ những mảnh đời lầm than dưới ách áp bức của địa chủ, thực dân. Hoàn cảnh đưa đẩy họ trở thành những nông dân khởi nghĩa. Tuy cực khổ, An vẫn lu🌠ôn sống trong sự đùm bọc của những người thương yêu - nguồn động lực đưa cậu vượt qua gian khổ. Sau khi phát sóng, tác phẩm trở thành một trong những phim truyền hình kinh điển với nhiều thế hệ khán giả.
Mai Nhật