Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân làm việc với Tiểu ban điều💯 trị Covid-19 tỉnh, hôm 23/7 để bàn kế hoạch ứng phó.
Tiến sĩ Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Tiểu ban điều trị Covid-19 tỉnh cho biết, từ ngày 18/7 đến nay tỉnh ghi nhận 19 ca, trong đó 1 ca lây trong cộng đồng, 11 ⛄ca lây nhiễm thứ phát đã cách ly tập trung trước khi phát hiện và 7 ca xâm nhập từ các tỉnh thành.
"Trước diễn biến phức tạp của dịch, Sở Y tế đã lên phương án đảm bảo công tác y tế🅠 đối với tình huống khi có 30.000 ca và thành lập bệnh viện dã chiến trong thời gian tới", ông Mười nói.
Trước mắt, Quảng Nam chuẩn bị kịch bản cho 5.000 ca F0, đồng thời sẵn sàng phương án điều trị thể nᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhẹ, không triệu chứng tại nhà khi số nhiễm lên đến 30.000 ca.
Về điều trị Covid-19 thể nhẹ và vừa, khi Phòng khám Điện Nam - Điện Ngọc (🧸Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam) vượt quá khả năng tiếp nhận, Ban chỉ đạo chống dịch tỉnh sẽ trưng dụng Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch làm bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19. Bệnh nhân không Covid-19 đang điều trị tại Bện🍰h viện Phạm Ngọc Thạch khi ấy sẽ được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.
Trong trường hợp Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đạt 300 ca, Quảng Nam tiếp tục trưng dụng các bệnh viện khác để thành lập bệnh viện dã chiến, gồm các bệnh vi☂ện Y học Cổ truyền, Da liễu, Mắt, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, Phụ sản - Nhi, Trung tâm Y tế Tam Kỳ, Bệnh xá🅘 công an tỉnh và Bệnh xá quân đội.
Hiện bệnh nhân Covid-19 nhẹ và vừa điều trị tại Phòng khám Điện Nam - Điện Ngọc (Bệnh viện Đa khoa khu vực Q🌃uảng Nam) 🌌đóng tại thị xã Điện Bàn. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, huyện Núi Thành, điều trị bệnh nhân nặng.
Tiến sĩ Mười cho🐬 hay khi số ca nặng, nguy𒈔 kịch, tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vượt quá năng lực tiếp nhận, sẽ trưng dụng Bệnh viện Đa khoa khu vực Quảng Nam thu dung điều trị bệnh nặng.
"Tùy số lượng F0 trên địa bàn, tỉnh để tiến tới trưng dụng các phòng khám đa kh꧟oa khu vực, trạm y tế điều trị Covid-19, phương án cuối cùng là chăm sóc F0 tại n𓆉hà", ông Mười nói.