Sáng 9/5, Liên đoàn Thương mại 𒊎và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023. Chỉ số này được thực hiện định kỳ từ năm 2005, là một trong những chỉ báo đánh giá khả năng xây dựng môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư của chính quyền các địa phương.
Kết quả PCI 2023 được đưa ra dựa trên khảo sát từ 11.000 doanh nghiệp,🔴 trong đó hơn 9.100 công ty tư nhân trong nước và 1.500 doanh nghiệp FDI.
Tương tự năm ngoái, PCI 2023 chỉ đề cập 30 địa phươ🎃ng có điểm số cao nhất, nhằm khuyến khích sự tập trung, nỗ lực tha✅y đổi của các tỉnh, thành dẫn đầu.
Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân năm thứ bảy liên tiếp với 71,25 điểm. ꦿĐịa phương này từ 2017 đến nay luôn giành vị trí dẫn đầu về chất lượng điều hành kinh tế với nhiều sáng kiến thu 🐲hút đầu tư và cải cách hành chính.
Tỉnh này vượt kỷ lục 6 năm liên tiếp đứng đầu bảng xếp hàng PCI trước đó của Đà Nẵng. Địa phương này ghi dấu trong giảm thiểu gánh nặng hành chính cho doanh 🎐nghiệp, khi chỉ số thành phần ﷽chi phí thời gian cao nhất cả nước. Cùng đó, Quảng Ninh đứng thứ hai về chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp; thứ 3 cả nước về nỗ lực cắt giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các địa 🎃phương đứng đầu như Quảng Ninh đang có xu hướng chững lại. So với năm ngoái, điểm tổng của tỉnh này giảm 1,7 điểm, từ mức 72,95 năm ngoái.
Long An là địa phương đứng thứ hai, với 70,94 điểm, khi ghi nhận bước tiến về điểm số và tăng 8 bậc so với 20🧜22. Các doanh nghiệp đánh giá cao địa phương này về nỗ lực cắt giảm 💞chi phí không chính thức, chất lượng, hiệu quả cải cách thủ tục hành chính.
Ngoài Quảng Ninh, Long An, các tỉnh nằm trong top 5 địa phươ𓆉ng dẫn đầu còn có Hải Phòng (70,34 điểm); Bắc Giang (6🐈9,75 điểm) và Đồng Tháp (69,66 điểm).
Phú Thọ lần đầu tiên có mặt trong 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất cả nước. Địa phương này được các do🧸anh nghiệp đánh giá cao về chất lượng ❀đào tạo lao động.
Trong khi nhiều địa phương có cải thiện thไứ hạng PCI, TP HCM vẫn duy trì vị trí thứ 27🍎; Hà Nội tụt 8 bậc, đứng thứ 28.
Tại Hà Nội, trong cấu phần PCI, chỉ số ti🐓ếp cận đất đai, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng và đào tạo lao động đều giảm so với năm ngoái. Điểm sáng của địa phương này là có chỉ số gia nhập thị🀅 trường, chi phí không chính thức có cải thiện.
Sau khi thí điểm vào năm 2022, năm nay VCCI cũng công bố Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI). Bộ chỉ số này nhằm hỗ trợ chính quyền các tỉnh, thành phố quản trị môi trường, cân bằng giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trư♉ờng. Có vị trí cao nhất trong PGI 2023 là Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hưng Yên và TP HCM.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết năm nay ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của chính quyền các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, tình hình kinh tế đầy thách thức cũng phản ánh trong báo cáo khi tỷ lệ doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng🍬 hoạt động thời gian tới ở mức thấp.
"Doanജh nghiệp cho biết đang phả🐻i đương đầu với nhiều khó khăn về tiếp cận tín dụng, tìm kiếm khách hàng, biến động thị trường, thiếu hụt nguồn nhân lực lành nghề, cũng như thủ tục hành chính", đại diện VCCI thông tin.
Theo ông Công, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với tình hình biến đối khí hậu diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng. Những yếu tố từ bên ngoài làm gia tăng khó khăn với hoạt động kinh doanh, như căng thẳng địa chính trị, lạm phát cao ở nhiều quốc gꦐia, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu suy giảm, hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng.
"Để trợ lực cho các doanh nghiệp phục hồi, các địa phương cần tr🧸iển khai thực chất hơn nữa các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí", ông Công✃ nói.
Chủ tịch VCCI thêm rằng trong bối cảnh nhiều bất định và biến động của tình hình thế giới, các doanh nghiệp hơn lúc nào hết cần sự ổn đị🧸nh, nhất quán và tin cậy trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật.
Phương Dung
Đồ họa: Tất Đạt