ওTối 20/4, lãnh huyện Quỳnh Lưu cho hay việc đặt tên đơn vị hành chính cấp xã Quỳnh An dựa trên định hướng của huyện. Sắp tới nhà chức trách sẽ báo cáo, xin ý kiến của tỉnh xem có đồng ý hay không.
Ông Trần Đức Hữu, Chủ tịch xã Quỳnh Hậu, cho biết tại các cuộc làm việc có sự tham gia của tổ công tác huyện, các bên đều đưa ra ý kiếnꦦ tên mới phải có chữ Quỳnh, bởi là một phần tên hai xã và còn được tách ra từ địa danh Quỳnh Lưu.
𝄹Theo ông Hữu, do Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu chưa từng sáp nhập, không có tên chung trước đây nên việc tìm ra tên chung khá "đau đầu". Tư liệu xã chép lại Quỳnh Đôi xưa thuộc tổng Phú Hậu, có ý kiến đề xuất dùng tên Phú Hậu với khía cạnh đặt tên có yếu tố lịch sử, nhưng phía xã Quỳnh Đôi không đồng ý. Vì thế, nhà chức trách đưa ra 3 tên mới để bàn bạc là Quỳnh Phú, Quỳnh An và Quỳnh Hương.
෴Huyện Quỳnh Lưu lý giải Quỳnh Phú có nghĩa là giàu có, trù phú, với mong muốn sau khi sáp nhập, người dân hai xã đoàn kết xây dựng quê hương to đẹp. Quỳnh Hương cũng mang hàm ý tương tự. Quỳnh An được hiểu là bình an, an yên, sau này xây dựng quê hương bình yên phát triển, ngoài ra còn có ý nghĩa đặc biệt là ghép chữ Quỳnh của huyện Quỳnh Lưu và chữ An tên tỉnh Nghệ An.
ඣ"Xã đồng ý với phương án này để đưa vào quy trình lấy ý kiến, vận động người dân chọn tên gọi Quỳnh An sau sáp nhập", Chủ tịch xã Quỳnh Hậu nói.
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚÔng Hồ Sỹ Hưng, Phó chủ tịch xã Quỳnh Đôi cho hay xã "không bàn nhiều" về phương án tên mới, sẽ làm theo chỉ đạo của huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An.
Huyện Quỳnh Lưu có 15 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập thành 7 xã mới. Hôm 9/4, trong văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An xin ý kiến điều chỉnh tên gọi của 7 đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, huyện đề xuất ghép tên mới cho các xã, trong đó xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu thành tên xã mới Đôi Hậu.
Sau khi đưa ra phương án này, huyện nhận được nhiều phản hồi💞 không đồng tình của người dân, nửa muốn giữ lại tên gọi Quỳnh Đôi, số còn lại cho rằng tên gọi mới "nghe kỳ kỳ".
Lãnh đạo xã Quỳnh Đôi nói địa bàn là quê hương "Bà chúa thơ Nôm꧒" Hồ Xuân Hương, có lịch sử và bề dày văn hóa hơn 600 năm nên kiên quyết giữ lại tên. Phía Quỳnh Hậu cho rằng xã cũng có lịch sử 400 năm, nơi có hai vị thành hoàng được vua Lê Đại Hành sắc phong và di chỉ Đền Đôi, "nếu không thể giữ thì tên mới cũng phải gợi nhớ đến xã cũ".
Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An sau đó đã yêu cầu🎐 huyện làm lại quy trình, làm rõ việc đặt tên đơn vị hành chính mới dựa trên cơ sở nào, người dân có đồng thuận không và báo cáo tỉnh trước ngày 20/4.
🍎Giai đoạn 2023-2025, Nghệ An dự kiến sáp nhập một huyện và 89 xã. Tại Quỳnh Lưu, tranh luận cũng diễn ra khi dự thảo trình tỉnh Nghệ An phương án ghép tên xã Quỳnh Hoa và Quỳnh Mỹ thành tên xã mới Hoa Mỹ. Tại huyện Thanh Chương, xã Thanh Giang và Thanh Mai sáp nhập, ban đầu được đề xuất tên Tân Dân nhưng người dân không đồng tình nên dự kiến tên mới là Mai Giang.