Tôi là một thanh n♏iên thế hệ 8X, sinh ra trong làng quê nông nghiệp thuộc tỉnh Thái Bình, học Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội, hiện làm việc tại TP HCM. Tôi xin chia sẻ về người nông dân quê tôi để quý vị xem có giống như quê mình, như những gì mình biết hay không.
Là tỉnh nông nghiệp, thu nhập của nông dân quê tôi sống chủ yếu đến từ nghề làm ruộng. Ruộng cấy thì 2 sào Bắc bộ/người, một năm 2 vụ, thu hoạch 2 tạ thóc/1 sào (với giá ngày nay 500 nghìn đồng/tạ). Tổng thu nhập từ cấy lúa chưa tính chi phí, chưa tính tiền công của một người quê tôi là 4 triệu đồng/năm. Ngoài ra còn trồng hoa màu (các loại rau) và chăn nuôi. Tuy nhiên🧸, các loại rau và chăn nuôi chỉ ở quy mô nhỏ đủ phục vụ cho cuộc sống🉐 gia đình.
|
N🧜goài thời gian làm ruộng, mọi 𝓰người tranh thủ đi làm thuê. Làm thuê ở đây là làm phụ hồ cho những công trình xây nhà dân nhỏ lẻ với tiền công khoảng 50.000 - 100.000 đồng/ngày.
Có nhiều người nghĩ ở nông thôn với mức tiền công như trên là tốt lắm rồi. Nhưng xin chia sẻ ở đây là công việc này rất vất vả, nặng nhọc, làm việc trong điều kiện trời mưa, nắng♉, vôi vữa rất hại cho sức khỏe. Đấy là chưa kể đến điều kiện làm việc tại những nơi này rất mất a𝓀n toàn, tai nạn lao động thường xuyên xảy ra.
Một kiểu làm thuê khác là lên Hà Nội tìm việc:♈ n♐ữ làm ôsin, nam thì đi kéo xe phụ hồ.
Ngoài nông nghiệp, quê tôi không có nghề gì kꦜhác, nên cuộc sống người dân rất nghèo khó. Thu nhập cả gia đình 4 thành viên chỉ từ 20-30 triệu đồng/năm, số tiền đó dùng để chi tiêu cho tất cả các khoản trong nhà. Các gia đình vợ chồng cãi nhau chỉ vì không có tiền là chuyện thường ngày.
Bữa cơm nhà nông thật đơn giản, không p♔hải 3 món, 4 món như thành phố, nó chỉ là nồi canh với các loại rau trong vườn, hay chỉ là nước cà chua, vài tấm đậu, lâu lâu mới có được miếng thịt, miếng cá. Những đứa trẻ tầm 7-8 tuổi, ngày học một buổi, thời gian còn lại phải phụ giúp bố mẹ như nấu cơm, đi làm ruộng, hoặc trông em.
Dân quê tôi rất chăm chỉ, rất cố gắng, tuy nhiê🎶n do văn hóa làng xã mà người dân mãi không thoát ra được.
Có nhiều hộ gia đình cũng học tập các địa phương khác, mở rộng trồng trọt, chăn nuôi, nhưng chỉ là tự phát. Nhiều cán bộ xã thường chỉ làm đúꦓng như những gì báo chí gần đây nói “sáng cắp cặp đi, tối cꦦắp cặp về”. Họ không có hướng dẫn, đưa những cái mới về cho nông dân, không dám sáng tạo.
Người dân tự mày mò, tự học tập làm ăn nên thất bại là chuyện không tránh khỏi, vì họ đâu biết kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật phòng chữa bệnh, họ chỉ biết làm rồi tự rút ra kinh nghiệm. Có những gia đình phải💃 trả giá, phải bán nhà cꦛửa, đất đai, bỏ đi nơi khác…
Tôi có được may mắn hơn các bạn cùng lứa vì đã tìm được công ✅việc ổn định. Nhưng các bạn tôi nhiều người đang vật lộn với công cuộc kiếm việc của mình.
Các em học sinh ở quê tôi rất chăm chỉ học hà✱nh. Nhà nghèo cũng cố gắng cho con em đi học, đa số mọi người đều học hết cấp 3. Những năm gần đây tỷ lệ học đại học, cao đẳng cũng ℱrất nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp, làm việc trái nghề lại cũng rất cao.
Địa phương kêu ca sinh viên không chịu về làm việc cho quê hương, nhưng co𝄹n em nông dân thật khó vào được cơ quan nhà nước.
Đặc biệt gần đây có em vừa học xong năm thứ nhất Đại học Công đoàn, nghe lời khuyên từ gia đình là “học x🔴ong cũng không có v😼iệc” thế là bỏ học giữa chừng về nhà, nghe nói sắp lấy chồng.
Từ xưa ông cha ta đã đúc kết “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét l💙á đa”. Ngày nay trong xã hội, ở đâu đó ta vẫn gặp những người thành đạt có xuất thân từ nghèo khó. Tuy nhiên đó là những người kiệt xuất, là số ít, còn lại theo suy nghĩ của cá nhân tôi, quy luật ông cha đã rút ra thì không bao giờ sai được…
>> Xem thêm: Đất nước ta còn nghèo quá
Phạm Văn Long
Chia sẻ bài viết của bạn về đời sống nông dân tại đây.