Thứ bảy, 23/11/2024
Thứ tư, 15/4/2020, 00:09 (GMT+7)

Quốc đảo ít người ghé thăm nhất thế giới

Sở hữu những bãi biển ngập nắng và nước biển trong xanh, Tuvalu mỗi n♕ăm đón khoảng 2.000 du khách và chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19.

Với hơn 100 hòn đảo nhỏ nằm rải rác ở nam Thái Bình Dương, Tuvalu là một trong những quốc gia nhỏ và cô lập nhất thế giới. Với tổng diện tích đất liền 26 km2, dân số quốc đảo chỉ khoảng 11.000 người, hầu hết sống tập trung ở đảo chínဣh hay thủ đô Funafuti. Trên đảo chỉ có một sân bay với 2 chuyến bay mỗi tuần, từ đây du🤪 khách sẽ đến tham quan các hòn đảo khác bằng phà.

Mỗi năm Tuvalu đón khoảng 2.000 du khách, và là một trong những quốc gia chưa bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Để phòng ngừa, chính phủ nước này thành lập lược lượng y tế đặc nhiệm vào cuối tháng 1 và thắt chặt biên gi💙ới từ 20/3. Những khách đến từ các quốc gia trên thế giới đều phải tự cách ly trong 14 ngày.

Sau khi Covid-19 xuất hiện ở Fiji vào giữa tháng 3, các chuyến tàu, máy bay từ nước này cũng bị cấm, trừ tàu hàng hóa. Tuvalu hạn chế các cuộc tụ họp công cộng, bao gồm cả nhà thờ, trường học. Ảnh: Sean Gallagher.

Các trang tin tức và du lịch như CNN, Culture Trip gọi Tuvalu là hòn đảo thiên đường. Quốc gia sở hữu những hòn đảo được bao quanh bởi nước biển màu xanh ngọc, bãi biển ngập nắng và tỉ lệ tội phạm thấp. Đặc biệt🍌, nơi đây cũng vắng bóng duཧ khách, không thương mại hóa, là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn.

Hầu hết các hòn đảo ở Tuvalu chỉ nằm ở độ cao hơn 3 m so với mực nước biển. Các nhà khoa học dự đoán, quốc gia này sẽ sớm biến mất trong khoảng 50 - 100 năm do xói mòn bờ biển và nước biển dâng. Ảnh: REX/Shutterstock.

Để bảo vệ những hòn đảo khỏi thủy triều, bão lũ và sự suy thoái tài nguyên đất, Tuvalu đã mở rộng dự án trồng rừng ngập mặn ở các hòn đảo bên ngoài. Rừng cũng có tác dụng cung cấp nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ và đánh cá. Ảnh: REX/Shutterstock.

Ở thủ đô Funafuti có một trục đường chính, kéo dài từ bắc tới nam và thời gian để đi hết quãng đường này khoảng 15 phút. Ở những đoạn đường hẹp, bạn có thể thấy biển ở cả 2 bên. Phương tiện chính của người dân là xe máy và vào những buổi chiều, con đường dần trở nên đông đúc và chật chội. Ảnh: Sven.

Hầu hết người dân ở Tuvalu là nông dân. Họ thường tập trung trong các ngôi làng khoảng vài trăm người, chăm sóc nhữn⛎g khu vườn và đánh bắt cá thủ⛦ công. 

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc phân loại Tuvalu là nước nghèo tài nguyên, đặc biệt dễ tổn thương với các tác động từ biến đổi khí hậu. C♚uộc sống trên đảo rất khắc nghiệt do không có sông, suối. Nước mưa và giếng khoan là n🥂guồn cung cấp nước ngọt. Đất xốp, ngập mặn nên nông nghiệp không phát triển, thay vào đó, người dân trồng dừa, chuối và khoai môn. 

Nguồn thu nhập chính của Tuvalu đến từ nguồn viện trợ nước ngoài, ngoài ra là sản xuất tem, thu phí tàu bè đánh cá nước ngoài. Ảnh: Sven.

Người dân trên đảo nuôi lợn và gà,ᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚ ngoài ra đánh bắt chim biển, cá, thủy sản để làm thức ăn. Phần lớn thực phẩm, hàng hóa, nhiên liệu đều phải nhập khẩu.

Nông trại lợn được xây dựng ở bên ngoài sân bay, khu vực sát bờ biển. Nông dân sẽ tới đây mỗi sáng, chiều để cho chúng ăn. Ảnh: Sven.

Lối sống Tuvaluan đã được phương tây hóa nhưng các tiện nghi rất ít. Chỉ Funafuti có nguồn cung cấpꦆ điện thường xuyên. Quốc gia này cũng không có tờ báo chính thống nào và truyền hình vệ tinh phải đăng ký với chi phí đắt đỏ. B🐲ản tin ngắn sẽ được phát qua đài phát thanh duy nhất.

Bóng đá v💧à bóng chuyền là m🃏ôn thể thao phổ biến ở quốc gia này. Sau khi kết thúc một ngày làm việc vào lúc 4h chiều, người dân tập trung tại sân bay để chơi thể thao. 

Người Tuvalu duy trì văn hóa truyền thống qua điệu nhảy Oga (d💜ành cho nữ) và Fakanau (dành cho n♊am) trên nền nhạc Fatele. Điệu múa được biểu diễn hầu hết tại các sự kiện cộng đồng, buổi lễ chào mừng, đám cưới, tiệc sinh nhật, liên hoan...

Trang phục biểu diễn truyền thống là váy Te Titi tao, vòng hoa đầu, băng tay và vòng đeo cổ nhiều màu sắc. Ảnh: Gc2018.

Đến Tuvalu, du khách có thể ghé thăm khu bảo tồn biển ở Tuvalu bao gồm 33 km2 rạn san hô, đầm phá và đảo phía tây của Funafuti. Đây là nhà của nhiều loài cá, san hô, tảo và động vật không xương sống. Các hòn đảo nhỏ là nơi làm tổ của rùa biển xanh có nguy cơ tuyệt chủng. Khu vực bảo tồn mở cửa cho du khách lặn biển, khám phá đại dương và thực hiện các chuyến dã ngoại. Ở đây cho thuê các thiết bị và hướng dẫn viên sẽ hỗ trợ du khách. Ảnh: WikiCommons.

Ngoài ra, khách có thể thuê tàu thuyền để khám phá 9 hòn đảo chính ở Tuvalu. Các chuyến đi với hoạt động câu cá, chèo thuyền có giá khoảng 250 USD một ngày. Ảnh: Timeless Tuvalu.

 Lan Hương (Theo Atlantic)

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về [email protected]