Ngày 7/1, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ ba kỳ họp bất thường lần 2. Buổi sáng, đại biểu thảo luận hội trường, Bộ trưởng Kế hoạch v💮à Đầu tư sẽ giải trình một số vấn đề về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận kết quả thực hiện Nghị quyết 30/2021 về 𒁃chính sách phòng, chống dịch Covid-19; việc chuyển tiếp thực hiện một số chính sách tại Nghị quyết số 30 và cho phép kéo dài thời hạn đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hiệu lực theo quy định của Luật Dược.
Đến 16h, đại biểu họp tổ về việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài; điều chỉnh dự toán kinh pꦡhí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.
Báo cáo kế𝐆t quả thực hiện Nghị quyết 30 hôm 5/1, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên cả nước, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Các chính sách phòng, chống dịch bệnh tại Nghị quyết 30 được triển khai đồng bộ, toàn diện, thống nhất.
Tuy nhiên, trong quá trình phòng chống dịch, một số địa phương ban hành qu🌸y định gây bức xúc trong xã hội như giấy đi đường, lưu thông hàng hóa thiết yếu. Việc thực hiện biện pháp hạn chế còn chưa thống nhất, lúng túng, chưa kịp thời điều chỉnh khi tình hình thay đổi.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết một số quy định của Nghị q♓uyết 30 chỉ có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2022 trong khi nhiều chính sách chi trả chưa thực hiện hết. Do đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội chuyển tiếp thực hiện để bảo đảm quyền, lợi ích của người dân.
Một là hoạt động của cơ sở y tế và chế độ đối với người được điều động tham gia phòng, chống dịch 🌊chưa thanh toán xong. Hai là cơ chế thanh toán chi phí phòng, chống dịch cho cơ sở y tế và chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh xin được tiếp tục cho đến hết năm 2023.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Xã hội nhất trí sự cần thiết chuyển tiếp thực hiện một số chính sách theo Nghị quyết số 30 và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng kꦫ𓃲ý lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực mà chưa kịp gia hạn theo Luật Dược.
Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội cho rằng đây chỉ là giải pháp tình♌ thế để khắc phục tình trạng tồn đọng việc gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hiện nay. Chính phủ cần có giải pháp căn cơ, bền vững giải quyết vướng mắc trong chậm thanh toán chi phí điều♛ trị cho người bệnh Covid-19, chế độ hỗ trợ cho người tham gia phòng, chống dịch...