Theo chương t♐rình dự kiến kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ dành khoảng 3 ngày làm việc để xem xét, quyết địn꧒h công tác tổ chức, nhân sự.
Trong ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp (20/7), các đại biểu sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó ch𒆙ủ tịch và Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngày 21/7, các đại biểu bầu Tổng thư ký Quốc hội, Chủ tịch H𒊎ội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và T👍ổng Kiểm toán Nhà nước.
Sáng 22/7,👍 cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ được trình Quốc hội. Theo dự kiến, Chính phủ nhiệm kỳ mới gồm 27 chức danh là Thủ tướng, 4 Phó thủ tướng (giảm mộꩲt Phó thủ tướng so với hiện nay), 18 Bộ trưởng và 4 thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Chủ nhật 26/7, Quốc ඣhội bầu Chủ tịch nước,🍒 sau đó Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để các đại biểu bầu Thủ tướng, Phó chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thủ tướng sẽ trình Quốc hội cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn việꦗc bổ nhiệm 🃏nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Trong ngày 28/7, Quố🥀c hội phê chuẩn việc bổ nhi🅺ệm Phó thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Ngoài công tác nhân sự, các vị đại biểu Quốc hội ꦡkhóa mới sẽ xem xét tình hình kinh tế - ♏xã hội, ngân sách nhà nước; các kế hoạch giai đoạn 2021-2025; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững.
50 chức danh sẽ được bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; trong đó 27 nhân sự đã kiện toàn hồi tháng 4, còn 23 chức danh khác giới thiệu bổ sung tại hội nghị Trung ương đầu tháng 7. Khối Chủ tịch nước, khối Chính phủ dự kiến cơ bản như hiện nay; khối Quốc hội một số nhân sự không tham gia Trung ương khóa XIII sẽ được kiện toàn,ꦍ như vị trí Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến...