Theo dự kiến cơ cấu Quốc hội khóa XV, tỷ lệ đại biểu chuyên trách sẽ tăng từ ít nhất 35% lên 40% (trong tổng số 500 đại biểu); đồng thời giảm đại diện ở cá♌c khối khác như hành p🌜háp, lực lượng vũ trang...
Ngày 7/3, ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu, cho hay không đợi gần đến kỳ bầu cử Quốc hội mà lâu nay các cơ quan đã bắt tay vào chuẩn bị để cố gắng đạt tỷ lệ đại biểu chuyên trách theo quy🐈 định, và "quan trọng hơn là tăng chất lượng của khối đại biểu này".
Theo ông Túy, để tìm nguồn ứng cử, sau khi trình và được Bộ Chính trị đồng ý về chủ t💯rương tăng🃏 tỷ lệ đại biểu chuyên trách, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội đã cùng với các Bộ, ngành rà soát, phát hiện ứng viên tiềm năng, đưa vào quy hoạch.
Đảng đoàn Quốc hội cũng xây dựng phươngꦿ hướng, cơ cấu, tiêu chuẩn đại biểu chuyên trách, để trên cơ sở danh sách quy hoạch, tiếp tục làm việc với các Bộ ngành, cơ quan Trung ương tiến hành sàng lọc, lựa chọn những người phù hợp.
"Quy trình thẩm định hồ ꦰsơ thực hiện chặt chẽ để đảm bảo lựa c𒐪họn được các ứng viên xuất sắc", ông Túy khẳng định.
Đến đầu năm 2021, hơn 4 tháng trước ngày bầu cử, Ban Tổ chức Trung ương ban hành hướng dẫn nêu rõ ngoài tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu chuyên trách còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện như: Trình độ đào tạo đại học trở lên; phải kinh qua v⛄à hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ t💛ừ vụ trưởng, giám đốc sở, ngành...
"Điều này nghĩa là không phải bất cứ cán bộ nào đang làm việc ở các bộ, ngành cũng có thể ứng cử, rồi về cơ qu♕a🍸n Quốc hội công tác, mà đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm lãnh đạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình", ông Túy giải thích.
Ngoài ra, người ứng cử đại biểu chuyên trách ở Trung ương phải có quy hoạch chức danh Thứ trưởng; trường hợp ứng cử làm đại biểu chuyên trách💜 ở địa phương (Phó đoàn đại biểu các tỉnh, thành) phải là tỉnh ủy viên, đang giữ chức vụ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên.
Theo ông Túy๊, điều đặc biệt của lần bầu cử này là một số đại biểu có kinh nghiệm, chuyên gia dù quá tuổi cũng được đưa vào danh sách xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cho phép họ 𝓰tiếp tục tham gia ứng cử đại biểu chuyên trách.
Trước đây, nhiều đại biểu chuyên trách dù có kinh nghiệm và khẳng định được🅘 uy tín trên diễn đàn Quốc hội, nhưng hết tuổi công tác theo quy định (nam ❀60 tuổi, nữ 55 tuổi) thì không được tái ứng cử.
"Với một đại biểu chuyên trách thì kỹ năng hoạt động nghị trường là r𒅌ất quan trọng, do vậy việc để các đại biểu uy tín, giàu kinh nghiệm tái cử là cần thiết", ông Túy giải thích thêm.
Từ góc độ một đại biểu chuyên trách, ông Bùi Văn Xuyền - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng "chất lượng của đại bi𒀰ểu chuyên trách quyết định quan trọng đến chất lượng hoạt động Quốc hội". Do vậy, việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách cần đi liền với triển khai tốt những giải pháp nâng chất lượng của khối đại biểu này.
"Đại biểu bình đẳng trong thảo luận, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Tuy nhiên, khối chuyên trách thường là nòng cốt của sinh hoạt nghị trường, do họ dành toàn bộ thời gian làm việcꦐ để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không bị chi phối về thờꦫi gian và vị trí công tác như đại biểu kiêm nhiệm", ông Xuyền phân tích.
Ông ủng hộ việc tạo cơ chế để một số đại biểu chuyê𓂃n trách tái cử dù đã đến tuổi nghỉ hưu, qua đó tận dụng kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng hoạt động của những vị này.
"Hệ thống luật pháp ngày càng đồ sộ, phức tạp, các vấn đề mà đại biểu Quốc h♔ội tham gia quyết định cũng ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi rất lớn ở nă꧋ng lực, trình độ và bản lĩnh của người đại biểu", ông Xuyền nói.
Theo qu🦄y định hiện hành, tổn⛎g số đại biểu Quốc hội không quá 500 người, bao gồm người hoạt động chuyên trách và không chuyên trách.
Với tỷ lệ chuyên trách ít nhất 40%, Quốc hội khóa XV dự kiến có khoảng 200 đại biểu thuộc khối này. Trong đó, cơ cấu phân bổ cho các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội là 133 (khóa XIV là 114); số ꧒còn lại là đại biểu chuyên trách ở 63 tỉnh, thành.