Đại biểu góp ý cho Luật đường sắt. Ảnh: Anh Tuấn |
Với♈ giọng chua xót, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) ôn lại thời kỳ huy hoàng của đường sắt Việt Nam trước năm 1945. Khi đó, đường sắt chiếm ưu thế trong các phương tiện vận chuyển. Công ty hoả xa Đông Dương nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng sau hơn 120 năm tồn tại, với sự tàn phá của chiến tranh, đường sắt VN đang tụt hậu so với các nước trong khu vực.
"Tôi hoài niệm nhiều như vậy vì thấy đường sắt dường như đang bị bỏ rơi so với các loại hình vận tải khác. Chỉ nói riêng vấn đề xây dựng luật, khi Luật Hàng hải đã ra đời từ lâu và Quốc hội đang bàn tới Lu🔯ật Hàng hải (sửa đổi) thì lần đầu tiên chúng ta mới có Luật đường sắt. Rồi chuyện an ninh trên tàu, khi ngành đường sắt chưa chuẩn bị thì công an đã rút lực lượng", đại biểu Quốc nói.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Ánh Tuyết, tai nạn đường sắt thời gian qua chủ yếu là ở các đoạn giao nhau giữa đường sắt và đường bộ, nơi mà hành lang an toàn chưa được chú ý. Hiện nay, nhiều tuyến đường sắt xuyên qua khu dân cư, không có hàng rào che chắn, rất nguy hiểm. Tꦿhế nhưng, Luật Đường sắt chưa thấy đề cập đến vấn đề này.
Tán đồng với quan điểm trên, đại biểu Đặng Văn Xướng (Long An) tiếp tục đề cập đến những nguyên nhân khác gây mất an toàn đường sắt, trong đó có việc sử dụng khổ đường sắt 1 m - đã quá lạc hậu. Trong khi, nhiều nước đã chuyển sang khổ đường sắt 1,435 m, có nhiều điểm ưu việt và an toàn hơn. Ông Xướng đặt vấn đề, với khổ đường sắt nhỏ như hiện✱ nay khi tư nhân tham gia vận tải, chạy đua về thời gian chạy tàu, thì nguy cơ mất an toàn sẽ còn tăng.
Không đồng tình với việc rút lực lượng công an khỏi các chuyến tàu, đại biểu Nguyễn Thị Vân Lan (Đà Nẵng) lập luận, nếu không có công an thì khi xảy ra các vụ việc, lực lương an ninh đườ🍃ng sắt làm sao có quyền bắt người. Đó là chưa kể tới tâm lý của hành khách, khi không biết tài sản của mình có được bảo đảm hay không? Theo đại biểu Lan, trong chính sách phát triển vận tải đường sắt nên phân biệt rõ việc kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải. Đối với kết cấu hạ tầng (đường ray, nhà ga...) nhà nước nên quản lý, chỉ xã hội hoá phần vận tải trên đường sắt.
Bộ trưởng Đào Đình Bình♛ trả🃏 lời các đại biểu Quốc hội. |
Trong phần phát biểu sáng nay tại Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đào Đình Bình thừa nhận, th⭕ời gian qua vốn đầu tư cho đường sắt thấp hơn nhiều so với đường bộ, hàng hải, đường không. Sau khi luật ra đời, vấn đề đầu tư cho đường sắt sẽ đ💦ược chú ý hơn. Tuy nhiên, có một thực tế là việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt tốn kém hơn nhiều so với đường bộ.
Bác bỏ ý ki⛦ến của một số đại biểu, ông Bình khẳng định, tại VN đã có 2 loại khổ đường 1 m và 1,435 m. Hiện nay, các nước ASEAN sử dụng chủ yếu đường sắt khổ 1 m, trong khi Trung Quốc lại đang chuyển sang sử dụng khổ đường sắt 1,435 m. VN phải sử dụng cả hai loại đường để đảm bảo hoà nhập với các nước.
Xung quanh vấn đề lực lượng công an rút khỏi các đoàn tàu, Bộ trưởng Giao thông Vận tải cho biết, theo quan điểm của ngành c🍌ông an, thì phải bình đẳng giữa các doanh nghiệp vận tải. Trên ôtô, máy bay không có cảnh sát thì các đoàn tàu cũng vậy.
Luật Đường sắt𝓡 dự kiến sẽ được thông qua ngay tại kỳ hợp này.
Việt Anh