Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đọc tờ trình đề nghị Quốꦐc hội phê chu✃ẩn nghị định về việc VN gia nhập WTO. |
Nghị định thư về viꦑệc VN gia nhập WTO chứa nhiều cam kết pháp lý quan trọng của VN trên các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư. Trong đó có bộ hồ sơ về toàn bộ quá trình gia nhập WTO của VN dày khoảng 1.000 trang.
Tại phiên họp kéo dài cả ngày hôm nay, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã trình bày tóm tắt các cam kết của VN. Phân tích về tác động sau khi VN gia nhập WTO, Bộ trưởng Tuyển cho biết cạnh tranh gay gắt có thể làm mộtಞ số doanh nghiệp rơi vào cảnh khó khăn thậm chí phá sản, kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, tác động này có tính cục bộ và chỉ là ngắn hạn.
Theo Bộ trưởng Tuyển, những ngành phải chịu sức ép nhiều nhất là kinh doanh chứng kho𝐆án, ngân hàng, phân phối và hỗ trợ vận tải biển.Với nông nghiệp, áp lực cạnh tranh cũng rất lớn do sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất và chất lượng thấp trong khi bình quân đất nông nghiệp theo đầu người quá ít, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha canh tác đạt 30 triệu đồng/ha. Ngành có lợi r♕õ rệt nhất là dệt may bởi hạn ngạch sẽ được xoá bỏ.
Mức thuế bình quân giảm từ17,4% hiện hành xuống còn 13,4%, thực hiện dần trong vòng 5-7 năm. Hàng nông sản giảm từ 23,5% xuống còn 20,9%, thực hiện trong khoảng 5 năm. Hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống 12,6%. Bộ Thương mại nhận định, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ khiến một số ngành sản xuất chịu cạnh tranh lớn hơn. Tuy nhiên, VN đã thực hiện cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ ASEAN với mức l🌠ớn hơn mà thực tế không gây ra biến động lớn.
Việc giảm thuế nhập ဣkhẩu sẽ dẫn đến giảm thu ngân sách từ t✃huế nhập khẩu nhưng sẽ không có đột biến lớn bởi tổng thu trong lĩnh vực này chỉ chiếm khoảng 9% thu ngân sách, hơn nữa số lượng các mặt hàng giảm thuế chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Tính toán của Bộ Thương mại cho thấy, thu từ thuế nhập khẩu sẽ giảm chưa đầy 1% tổng thu ngân sách. Các nhà đàm phán cũng khẳng định các vụ kiện chống bán phá giá vẫn xảy ra. Điểm khác là VN sẽ có khả năng kiện ra WTO nếu có cơ sở chứng minh mình đúng.
Cần chương trình hành động cụ thể
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về việc VN gia nhập WTO, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội lưu ý, bảo hộ một số ngành dịch vụ là cần thiết nhưng không nên lạm dụng dễ gây trì trệ cho sự phát triển kinh tế trong nước. Với những mặt hàng có mức thuế nhập khẩu cao như ôtô, Ủy ban cho rằng c🐼ần xử lý tốt mối quan hệ giữa bảo trợ sản xuất trong nước với hàng nhập khẩu có chất lượng tốt giá thành hạ và. Chính phủ cần nghiên cứu để trong trường hợp cần t⭕hiết có thể điều chỉnh mức và lộ trình bảo hộ tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn và có lợi cho người tiêu dùng.
Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Vũ Mão cũng đề nghị Chính phủ có kế hoạch tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân về những cơ hội và thách thức khi VN chính thức tr෴ở thành thành viên WTO.
Chia sẻ quan điểm trên, đại biểu Lê Thị Dung lại cho rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền c🐎ho người dân, doanh nghiệp hiểu rõ họ được gì, mất gì, làm ♛gì để tận dụng cơ hội. Lịch sử WTO đã chứng minh, Hàn Quốc, Gana có xuất phát điểm thu nhập đầu người bằng nhau khi vào WTO, nhưng trong khi Hàn Quốc phát triển thì Gana lại tụt hậu.
Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh🍸 đề nghị tổ chức các khóa đào tạo về hội nhập nhất là ở cấp chính quyền địa phương bởi trong bộ máy hành chính nhiều người thực sự chưa hiểu sâu vè WTO. Bà Minh cũng nhấn mạnh, người nông dân không cần nhiều trợ cấp mà cần biết sản phẩm họ làm ra đạt những tiêu chuẩn gì để đáp🔥 ứng nhu cầu thị trường.
Từng nhiều năm là đại sứ ở nước ngoài, theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, cần tập trung xây dựng chiến lược xuất khẩu, tránh những vụ kiện bán phá giá. Bà Ninh nêu ví dụ, đối tá𓆏c nước ngoài cho rằng nếu VN nghiên cứu đầy đủ thị trường cá da trơn Mỹ và thiết lập chiến lược xuất khẩu hợp lý thì sẽ không có kiện bán phá giá. Trước khi nhập hàng từ VN, Mỹ chưa bao giờ nhập khẩu cá da trơn, lẽ tất nhiên họ khó có thể chấp nhận thực tế sau 1-3 năm bị mất thị phần 20%. Bà Ninh cũng đề nghị phải xác định trước ngành nào, khu vực nào có phá sản lớn nhất để có biện pháp về xã hội, lao động để hạn chế tiêu cực. "Các nước vào WTO từ lâu biết cách "lách" hoặc có luật sư giỏi để bẻ cong luật chơi có lợi cho họ. Do vậy cần xây dựng đội ngũ cán bộ, doanh nhân có năng lực thực hành chuyên sâu cụ thể", nữ phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội góp ý.
Đại biểu Nguyễn Ngọc �♌�Trân lại tỏ ra lo lắng về sự phân hóa xã hội. Ông chỉ ra rằng có nhiều nước thành viên WTO tăng GDP rất nhanh nhưng chỉ tập trung vào tay một bộ phận dân cư rất nhỏ.
Trước phần thảo luận sôi nổi của các đại biểu Quốc hội, bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho hay Chính phủ không xem cơ hội và thách thức là 2 tuyến riêng biệt m🅷à sẽ có chương trình hành động cụ thể nhằm tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế thách thức sau khi VN gia nhập WTO.
- Các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài để cung ứng các dịch vụ 🍨hỗ trợ cho khaꦐi thác dầu khí. - Cho phép thành 😼lập liên doanh đa số vốn nướ𒐪c ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng - Không🅷 mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được phép theo từng trường hợp cụ thể. - Cho thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ ༺sau 5 năm kể từ khi gia nhập. - Cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không m♐uộn hơn ngày 1/4/2007, hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam (không quá 30%). -Cho thành ౠlập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và chi nhánh. - Cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Bỏ cấm nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà, ôtô cũ, duy trì bảo hộ các mặt hàng nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô, xe máy... |
Việt Phong