Nghệ sĩ Quốc Trụ - nguyên trưởng khoa Thanh nhạc, Nhạc viện TP HCM - qua đời khuya 14/8 sau nhiều ngày điều trị Covid-19.♕ Hay tin, nhiều ca sĩ bàng hoàng bởi những năm cuối đời, ông vẫn xông xáo với nghề dạy. Trên trang cá nhân, ca sĩ Mỹ Tâm hồi tưởng kỷ niệm hơn 20 năm trước, khi được thầy từng bước trui rèn. Cô viết: "Hình ảnh thầy Quốc Trụ với nụ cười hiền lành, ấm áp từ ngày đầu tiên con vào Nhạc viện sẽ luôn mãi bên con. Cho con gọi là bố lần nữa. Con thương nhớ bố nhiều lắm".
Gần 50 năm làm nghề, Quốc Trụ để lại di sản là những thế hệ ca sĩ thành danh từng được ông dạy dỗ, uốn nắn. Thuộc lớp nghệ sĩ opera đầu tiên trong nước, sau bảy năm du 🐎học ngành thanh nhạc ở Bulgaria, ông không theo đuổi ca hát mà rẽ hướng sang giảng dạy. Quốc Trụ từng nói, với ông, dạy học là cách trả ơn quê hương đã cho ông cơ hội được ra nước ngoài lĩnh ngộ kiến thức. Năm 1976, ông thành lập bộ môn Thanh nhạc của Nhạc viện TP HCM, đưa khoa trở thành cái nôi đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ theo đuổi opera lẫn nhạc nhẹ.
Trong ký ức của nhiều ca sĩ, Quốc Trụ là người thầy hiền từ với giọng nói trầm ấm, nhưng nghiêm khắc tro🤡ng dạy dỗ. Ca sĩ Nam Khánh - cựu thàn🅺h viên nhóm AC&M - từng được thầy Trụ vừa đàn piano vừa hướng dẫn những bài luyện thanh vỡ lòng. Sau thời gian rèn giũa với thầy, Nam Khánh mạnh dạn tự tin đăng ký tham gia Tiếng hát Truyền hình TP HCM năm 1999. Đêm chung kết, anh bất ngờ đoạt giải nhất khi mới 22 tuổi. Lần đầu đứng trước hàng trăm khán giả, trong buổi phát sóng trực tiếp, quá hồi hộp, anh chỉ biết cảm ơn bố mẹ mà quên nhắc đến tên thầy. Khi nhớ ra, anh hoảng hồn, sợ thầy buồn lòng.
Hôm sau, gặp anh, nghệ sĩ không đả động 💞đến chuyện đó, chỉ khẽ nhắc anh suy nghĩ thấu đáo hơn trong lời ăn tiếng nói vì đã là người🉐 của công chúng. Anh nói: "Lời thầy dặn nhẹ nhàng mà tôi ghi lòng tạc dạ đến giờ. Khi tôi chuyển qua nghề dạy hát, thầy vẫn là hình ảnh chuẩn mực mà tôi vươn tới. Không có thầy Quốc Trụ, sẽ không có thầy Nam Khánh của hôm nay".
Khi bước chân vào làng nhạc năm 1998, ca sĩ Đoan Trường theo học một khóa thanh nhạc ba tháng do nghệ sĩ Quốc Trụ dẫn dắt. Anh nhớ nhất là những buổi học xướng âm, được thấy chú ý đào tạo hơn các học viên khác vì biết học trò đang là ca sĩ tự do. Thầy bắt anh lên từng ngày để học cách vỡ bài, đọc từng nốt nhạc. Mỗi lần anh không thuộc bài, ông bảo anh ra gốc cây ngoài sân trường, giữa trưa nắng ngồi ê a học lại cách ký xướng âm. "Lúc đó, tôi giận thầy lắm vì dù sao cũng là ca sĩ có chút tên tuổi. Sau khi khảo bài, thầy khuyên tôi: dù bắt đầu được khán giả biết đến, con cần học bài bản lại từ đﷺầu, không chỉ dựa vào chất giọng thuần tuý", anh kể.
Với ca sĩ hải ngoại Quang Thành, thầy Quốc Trụ là người đã thay đổi cuộc đời anh. Vào Nhạc viện từ cuối thập niên 1980♍ khi còn trẻ, anh chưa nghiêm túc với nghề hát, chỉ thi vào trường với tâm lý "thử xem thế nào". Vốn là sinh viên cá biệt, mỗi lần lên trường, anh bị thầy chỉ mặt điểm tên: "Anh này học hành lơ là, chểnh mảng lắm". Ông bắt anh lên nhà để kèm riêng, dù lúc ấy dạy sinh viên là trách nhiệm giáo viên chủ nhiệm, không phải của trưởng khoa. Mỗi buổi phụ đạo, ông dạy anh khoảng một giờ, sau đó tâm sự về đạo làm nghề. Quang Thành luôn ghi nhờ lời thầy: "Ca sĩ chân chính không cố vay mượn cảm xúc mà phải thực sự thấu hiểu bài hát. M♈ãi sau này, kiểm nghiệm lại, tôi thấy lời nói của thầy luôn đúng trong mọi hoàn cảnh".
Năm 2001, nghỉ hưu sau 25 năm làm trưởng khoa Thanh nhạc, Quốc Trụ vẫn miệt mài gắn bó với nghề dạy. Trong một bài phỏng vấn, ông cho biết khi nhận học trò, điều quan trọng nhất với ông là giọng hát. Có lần, một người nhờ ông dạy hát với thù lao 5 triệu đồng mỗi giờ, ông từ chối vì không thấy có tố chất. Ông từng nói: "Muốn hát kiểu gì, pop-rock, rap hay cổ điển, điều trước tiên là anh phải có cái cơ bản. Phải biết lái xe đạp, biết nhìn trước đừng cho té, biết cầm lái cho thẳng, chân đạp cho đều... Sau khi biết đi xe đạp rồiꦺ, muốn trồng cây chuối, bỏ hai tay, một tay, đấy là quyền của anh, không ai cấm".
Nghệ sĩ từng đau đáu về thực trạng nhiều ca sĩ hát nhép, xu hướng công nghệ hình ảnh lấn át âm nhạc đích thực. Ông luôn căn dặn học trò hát nhép là sự lừa dối công chúng đáng hổ thẹn. Theo ông, phẩm chất của người nghệ sĩ cần đặt trên câu chuy🍒ện kỹ thuật.
Năm 2015, Nhạc viện TP HCM tổ chức đêm nhạc Quốc Trụ - Hơn nửa thế kỷ biểu diễn và giảng dạy. Khi đó, ở tuổi 74, giọng ông vẫn lồng lộng, giàu rung cảm khi thể hiện loạt trích đoạn opera như aria Fiesco (trích ca kịch Simona Boccanegra của nhà soạn nhạc J. Verdi, Italy); Chiều hải cảng (tác giả Salaview Xedoi)... 🅷Nhìn các học trò biểu diễn với mình như nghệ sĩ Bùi Duy Tân, Thanh Thúy, Cao Minh..., Quốc Trụ gọi đó là những phần thưởng cao 🐽quý nhất mà ông nhận được trong nghề.
Nhật Dung