Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến các quỹ đầu tư lജớn đang hoạt động ở thị trường chứng khoán Việt Nam, một loạt quỹ công bố thông tin mua lại chứng chỉ quỹ (chứng chỉ quỹ). Hiện tượng này nên xem là bình thường hay bất thường?
Trước thềm hội nghị khách hàng vài tuần, một loạt quỹ đầu tư do Tập đoàn VinaCapital quản lý đã có động thái rốt ráo mua vào chứng chỉ quỹ. Chẳng hạn, trong tháng 9, quỹ đầu tư cổ phiếu Vietnam Opportunity Fund (VOF) công bố thông tin giao dịch mua lại chứng chỉ quỹ VOF đang được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán London tới 15 lần. Tương tự, với q🤡uỹ đầu tư bất động sản Vinaland Ltd (VNL), VinaCapital cho biết, đã thực hiện nhiều đợt mua vào nối tiếp nhau. Riêng trong tháng 9, Ban điều hành quỹ đã mua lại chứng chỉ quỹ VNL tới 14 đợt.
Mu🌃a lại chứng ch💙ỉ quỹ là một cách phân phối lợi nhuận cho nhà đầu tư, nhưng cũng là biện pháp phòng vệ trước các nhà đầu tư “kền kền”.
VOF quản lý tổng tài sản khoảng 721 triệu USD, là quỹ đầu tư cổ phiếu quy mô lớn nhất ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Còn VNL có q𝕴uy mô tài sản trị giá 560 triệu USD (số liệu ngày 31/8).
Trung tuần tháng 9, DWS Vietnam Fund, quỹ đầu tư trực thuộc Deustche Bank cũng công bố thông tin mua lại chứng chỉ quỹ. Việc mua lại thực hiện làm 3 đợt. Số chứng chỉ quỹ được mua lại lên tới 4,14 triệu đơn vị. DWS Vietnam Fund được thành 🌺lập năm 2007, đang quản lý tài sản trị giá 223 triệu USD.
Các đợt mua lại chứng chỉ quỹ nêu trên được giới đầu tư nội địa chú ý. Thứ nhất, các lần mua lại dày đặc, cùn🦋g thời điểm. Thứ hai, với VinaCapital, việc tăng cường mua lại chứng chỉ quỹ chỉ diễn ra vài tuần trước khi Tập đoàn tổ chức hội nghị khách hàng thường niên. Thứ ba, với DWS Vietnam Fund, việc mua lại chứng chỉ quỹ là đáng lưu tâm, 🍰vì suốt vài năm qua, quỹ này có chứng chỉ quỹ luôn ngự ở ngôi vị quán quân về tỷ lệ chiết khấu.
Dự kiến, hội nghị khách hàng của VinaCapital diễn ra vào nửa cuối tháng 10 này. Với các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, hội nghị này mang ý nghĩa tương tự như đại hội cổ đông của các Công ty cổ phần Việt Nam. Theo thông lệ trước đó, tại hội nghị, các khách hàng🐽 và cổ đông của VinaCapital sẽ đánh giá lại hiệu quả h൲oạt động của quỹ và tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam.
Tuy nhiên, động thái mua lại chứng chỉ quỹ của VinaCapital trước thềm hội nghị được dõi theo vớܫi ánh mắt thận trọng. Cách đây 2 năm, quỹ Vietnam Enterprise I🔯nvestments Limited (VEIL) và quỹ Vietnam Growth Fund Limited (VGF) do Dragon Capital quản lý đã có các động thái phòng vệ trước nguy cơ “tấn công” từ các nhà đầu tư “kền kền”.
Để phòng thủ, hai quỹ đầu tư có thâm niên nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam nêu trên đã mua lại chứng chỉ quỹ, mục đích chính là nhằm giảm số chứng chỉ quỹ đang lưu hành. Động thái này một mặt giúp tăng thị giá của chứng chỉ quỹ, mặt khá🦋c giúp thu hẹp mức chiết khấu giữa giá trị tài sản ròng (NAV) của một chứng chỉ quỹ so với thị giá-những yếu tố được xem là làm chứng chỉ quỹ hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư dài hạn. Vượt qua sóng gió, ở đại hội sau đó, đa số nhà đầu tư của VEIL thống nhất tiཧếp tục đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Không may mắn như Dragon Capital, trước đó, đã có một quỹ đầu tư bị “ép” giải thể trước thời hạn. Cụ thể, năm 2009, quỹ đầu tư cổ phiếu Indochina Capital Vietnam (ICV) do Indochina Capital quản lý đã đóng quỹ sau 24 tháng hiện diện ở ♑thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các trường hợp như ICV, VEIL, VGF bị “tấn công” trước đây mang nhiều điểm chung: tỷ lệ chiết khấu cao ngất ngưởng, quỹ sở hữu nhiều tiền mặt hay các tài sản có thanh khoản tốt, dễ thanh hoán trong thời gian ngắn. Đa phần các quỹ đại chúng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đều ch🌜ịu “lời nguyền chiết khấuౠ” khi thị giá chứng chỉ quỹ và NAV có khoảng cách rất lớn.
Theo báo cáo của Rothschild Securities ngày 19/9, các quỹ bị chịu mức chiết𝓀 khấu trong khoảng 16-50%, loại trừ hai quỹ ETF và quỹ Vietnam Azalea Fund (-8,6%). Mức chiết khấu quá cao luôn mang đến phiền toái cho các nhà quản lý quỹ. Bên cạnh nhiệm vụ bất khả thi trong huy động vốn, lập quỹ mới, mặt tiêu cực là quỹ luôn đứng trước áp lực bị ép giải thể trước thời hạn. Việc các quỹ vừa mua lại chứng chỉ quỹ có phải vì đối diện áp lực này?
Nói về động thái mua lại chứng chỉ quỹ, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital cho hay, giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác sinh lãi, nhà đầu tư góp vốn vào các quỹ do tập đoàn quản lý phải được hưởng các thành quả khi quỹ thành công. Để phân phối lợi nhuận, có nhiều cách như trả cổ tức bằng tiền mặt, trả cổ tức bằng cổ phiếu. nhà đầu tư góp vốn vào các quỹ thuộc VinaCapital nằm ở nhiều quốc gia, đa phần sẽ phải chịu thuế khi nhận cổ tức tiền mặt. Vì vậy, VinaCapital chọn giải pháp thứ baﷺ là mua lại chứng chỉ quỹ, một mặt làm số lượng chứng chỉ quỹ giảm, NAV tăng, mặt khác giúp thị giá chứng chỉ quỹ tăng. Nếu có nhu cầu về tài chính, các nhà đầu tư sẽ bán ra chứng chỉ quỹ, hiện thực hóa lợi nhuận ở mức giá tốt, thay vì nhận cổ tức.
Ông Andy Ho chia sẻ, việc mua lại chứng chỉ quỹ của VinaCapital bắt đầu từ tháng 11/2011. Lúc đó, thị trường dành cho chứng chỉ quỹ VOF mức chiết khấu 42%. Nhờ việc mua lại chứng chỉ quỹ, đến ꧂ngày 30/6, khoảng cách này thu hẹp xuống 38% và vào ngày💮 31/8 chỉ còn 31,5%.
Về hội nghị khách hàng sắp tới, Giám đốc điều hành của VinaCapital cho biết, sự kiện lần này mang ý nghĩa thường niên như các lần tổ chức trước đây. Quỹ VOF được thành lập vào năm 2003, định kỳ 5 năm một lần, nhà đầu tư biểu quyết xem xét việc quỹ tiế𝓀p tục hoạt động hay giải thể. Lần biểu quyết đầu tiên diễn ra vào năm 2008 và lần kế tiếp là vào năm 2013. Với quỹ VNI, việc biểu quyết ꧋diễn ra 10 năm một lần. Vì thành lập vào năm 2007 nên tới năm 2017, nhà đầu tư mới xem xét về vấn đề này. Hiện tại, VinaCapital không đối diện với bất kỳ áp lực nào về giải thể các quỹ.
Trở lại trường hợp của DWS Vietnam Fund, vào ngày 30/6, gần một nửa tài sản của quỹ nằm ở cổ phiếu niêm yết, khoảng 32% là cổ phiếu OTC kém thanh khoản như GreenFeed Vietnam Corp, Prime Group, Thuốc bảo vệ thực vật An Giang…; phần còn lại chủ yếu là trái phiếu, chứng chỉ quỹ đóng và không nhiều t🌃iền mặt. Đề cập đến việc mua lại chứng chỉ quỹ, DWS Vietnam Fund chia sẻ, tính đến cuối tháng 8, quỹ đã mua lại gần 7,5% và sẽ tiếp tục kế hoạch mua lại. Lý do của các giao dịch này là mức chênh lệch giữa thị giá và NAV ở mức quá cao, khiến nhiều nhà đầu tư của quỹ lo lắ♚ng. Dù đã thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ, nhưng mức chiết khấu hiện nay vẫn không giảm bao nhiêu, nên không loại trừ thời gian tới DWS Vietnam Fund sẽ thực hiện một số biện pháp khác như chuyển niêm yết sang sàn khác, phân phối chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư…
Theo Đầu tư chứng khoán