Thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp, hộ kinh doanh cho rằng quy định cứng nhắc về phòng cháy chữa cháy đã và đang khiến họ không xây, sử dụng được nhà xưởng hoặc thậm chí phải đóng cửa.
Trước đó, đầu năm, hàng trăm chủ quán karaoke tại Hà Nội và TP HCM cũng kêu cứu vì phải đóng cửa do không đáp ứng được tiêu chuẩn PCCC, dù đã được kết luận đủ điều kiện cách đó không lâu. Độc giả Toro bức xúc chia sẻ: "Nhà tôi kinh 𒐪doanh dịch vụ hát Karaoke, để sửa đổi theo những quy định phòng cháy chữa cháy như vòi xịt, ghế cửa chống cháy chịu được nhiệt độ cao... chúng tôi phải đầu tư rất tốn kém. Nhưng khi đã chấp nhận bỏ số tiền lớn để tái đầu tư và nâng cấp các hạng mục này thì cơ quan PCCC lại không đồng ý cho ti൩ếp tục. Rốt cục, trên địa bàn thành phố tôi, dịch vụ này gần như bị đóng cửa hoàn toàn".
Cùng chung nỗi trăn trở khi hoạt động kinh doanh bị đình trệ vì các quy định PCCC cứng nhắc, bạn đọc Đình bình luận: "Hiện tôi đang rất đau đầu vì quy định PCCC. Chẳng hạn, tôi để một cái tủ ngang 0,6m, dài 3m, cao 2m theo chiều dọc nhà để bán thú nhồi bông (đều để hết trong tủ, 🍎không chứa chỗ nào khác vì chỉ là buôn bán nhỏ tại nhà). Bề ngang nhà là 4m nên tủ đựng thú nhồi bông này hầu như không cản lối đi, khách tới mua cũng chỉ đa phần đứng ở trước cửa nhà.
Vậy mà vừa rồi, cửa hàng của tôi bị kiểm tra PCCC và kết luận không đạt tiêu chí vì không có lối thoát hiểm. Đồng thời, họ yêu cầu tôi phải có lối thoát hiểm mới được phép kinh doanh. Nếu lần sau tới kiểm tra mà không có lối thoát hiểm, tôi sẽ bị đình chỉ việc kinh doanh thú nhồiꦑ bông này. Thực sự, tôi thấy rối não khi cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ như tôi cũng bị áp những tiêu chí về lối thoát hiểm như quán karaoke, nhà hàng, khách sạn...? Bản thân nhà tôi có ba bình chữa cháy loại 5-6 kg, nên khi cóไ cháy cũng đâu ảnh hưởng đến khách mua hàng vì họ đứng ở ngoài đường".
Nhiều doanh nghiệp cũng cho hay dù gửi hồ sơ thiết kế cho cơ quan PCCC đã lâu nhưng không được duyệt cũng không có phản hồi. Độc giả iSam lấy dẫn chứng: "Phải đọc quy định mới thấy cái ma trận quy định nó như thế nào? Doanh nghiệp sửa tới sửa lui mà cũng có luôn lý do để không được phê duyệt. Thực sự về công nghệ, kỹ thuật thì PCCC khá đơn giản so với các công ng🐠hệ khác như dây chuyền sản xuất. Nhưng doanh nghiệp thiết kế xong cái dây chuyển sản xuất rồi mà vẫn chưa xin giấy phép PCCC, đơn giản chỉ có hệ bơm, ống, đầu phun.
Mỗi lần tôi lên nộp hồ sơ xin giấy phép thì đều được giấy hẹn hai tuần sau trả kết quả. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được. Tôi đã nhiều lần, mỗi lần sửa một chút rồi vẫn cứ bị trả hồ sơ. Cuối cùng, doanh nghiệp của tôi bị hủy hợp đồng luôn vì k💜hông đợi được.
Chúng tôi không hề tiếc tiền, không ngại đầu tư để bổ sung, sửa chữa 𓂃cho đúng quy định PCCC, những vấn đề là làm hoài vẫn không thông được. Nhiều người cho rằng doanh nghiệp không chịu đầu tư PCCC. Nhưng thật sự chúng tôi cũng rất cần đảm bảo quy định này, vì nhiều nơi bán bảo hiểm c♛ũng yêu cầu PCCC phải đạt. Mà tiêu chuẩn của bảo hiểm đưa ra rất cao, nhưng doanh nghiệp vẫn chấp nhận đấy thôi.
Đồng cảm với những khó khăn của doanh nghiệp, bạn đọc Hung Van DLH chỉ ra những bất cập trong quy định PCCC hiện hành: "Tôi làm cho doanh nghiệp PCCC gần 20 năm, nên hiểu tương đối rõ về các quy định này. Quả thật, có quá nhiều nhiêu khê làm khổ cho các doanh nghiệp. Có thể kể ra một số bất cập như sau: Trước kia, người ta áp dụng tiêu chuẩn QC06.2010 được 10 năm thì thay thế bằng QC06.2020. N🦋hưng từ đó đến nay, cứ mỗi năm lại có một quy định mới như QC06.2021, rồi QC06.2022... thử hỏi ai theo kịp? Rồi quy định nâng bậc chịu lửa ba năm nay cũng không có giải pháp thỏa đáng (không kiểm định được sơn chống cháy), chi phí đầu tư cho PCCC từ mức khoảng 200.000 đồng một m2 này đã tăng lên thành 600.000 - 700.000 đồng mỗi m2.
Chưa kể, mỗi nơi lại hiểu và áp dụng luật theo một cách khác nhau: nào là cải tạo một góc mà phải làm lại cả xưởng, nào là quy định mái tôn phải chịu lực chịu lửa (RE15)... khi mở rộng khoảng cháy thì kèm theo một đ♎ống các điều ki💝ện mà 90% các loại hình nhà máy không đáp ứng được... nói chung toàn quy định trên trời. Khi có hãng sơn được chấp thuận kiểm định thì nó lại xảy ra tình trạng độc quyền, dẫn đến tình trạng giá trên trời. Cách làm và quy định PCCC đang xa rời thực tế: doanh nghiệp kêu khó, các hiệp hội lên tiếng, các tỉnh thành lên tiếng...
Trước tình trạng hàng loạt doanh nghiệp, hộ kinh doanh phản ánh việc siết đột ngột cùng nhiều quy định cứng nhắc về PCCC khiến họ không xây, sử dụng được nhà xưởng hoặc thậm chí phải đóng cửa, môi trường kinh doanh cũng bị ảnh hưởng, tối 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ra công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tìm cách gỡ kh💟ó. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì cù🦩ng Bộ Xây dựng rà soát lại chính sách, pháp luật PCCC để sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất lên cấp cao hơn để chỉnh sửa. Bộ Xây dựng được giao rà soát các quy định trong đầu tư xây dựng nhà, công trình sản xuất, kinh doanh.
Việt Thành tổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.