Tôi sống và làm việc 4 năm tại New Zealan🍰d, lái ôtô đi làm hàng ngày và đi chơi xa vài lần một năm. Tôi chưa bao giờ bị phạt lái xe quá tốc độ, một phần do ý thức, nhưng phần lớn là do nước họ có hệ thống biển báo tốc độ giao thông rất rõ ràng, dễ hiểu. Đoạn đường nào, tốc độ bao nhiêu đều có biển báo.
Ngoài ra, mỗi khi có thay đổi tốc độ, ví dụ từ cao tốc (100km/h) vào khu dân cư (50km/h) đ💜ều có biển cảnh báo rất to (như áp phích quảng cáo ở ta), cách vài trăm mét trước biển quy định tốc độ chính thức.
Ở các đoạn đ♉ường vòng cung đều có rất nhiều biển khuyến nghị tốc độ an toàn (không bắt buộc) để người dân tự điều chỉnh tốc độ lái xe. Hệ thống biển báo này giúp người ꧂lái xe đi dễ dàng nắm bắt tốc độ quy định mà không phải vắt óc nhớ lại quy định trong luật giao thông.
Về Việt Nam, tôi nhận thấy hệ thống biển báo giao thông quá phức tạp, rối rắm,♍ nhiều đoạn đường không có biển báo tốc độ, gây mất an toàn giao thông. Ví dụ, muốn xác định tốc độ tối đa, bạn phải kiểm tra xem đường mình đang đi thuộc loại nào: đường trong khu dân cư, đường ngoài khu dân cư, hay đường cao tốc.
Với các loại đường này (trừ đường cao tốc), lại phải kiểm tra xem loạ🌳i đường đang đi là:
i) đường đôi,🤡 đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lꦅên
ii) đường hai🍒 chiều, đường một chiều có một làn xe cơ 🐻giới.
>> 'Nhất xe khách Cà Mau, nhì xe rau Đà Lạt'
Tiếp nữa, bạn phải xác định xem xe bạn đang đi là xe gì: xe chở người dưới 30 chỗ, trên 30 chỗ, xe buýt, hay xe rơ moóc. Để tư duy ra được tốc độ chính xác với các quy đღịnh trên cũng khá là vất vả, đặc biệt là khi bạn đi các loại xe khác 🎐nhau.
Ngoài ra, việc chuyển đổi tốc độ ở Việt Nam rất bất ngờ và bất hợp lý. Ví dụ đoạn đi từ Vĩnh Phúc đến Nội Bài, có đoạn t🦹ốc độ 60km/h, sau đó có biển hết hạn chế tốc độ (tức là đi tối đa 90km/h với xe con), cách 2-300m lại có biển báo khu dân cư (tức là đi tối đa 60km/h với xe con).
Việc phải chuyển tốc độ từ 60km/h lên 90km/h rồi lại 60km/h trong vài trăm mét thật bất hợp lý. Thêm nữa, do không có biển༺ cảnh báo thay đổi tốc꧋ độ từ xa (biển lớn, có thể nhận thấy từ rất xa) khiến người lái xe phải phanh gấp khi chuyển tốc độ từ 90km/h về 60km/h, dễ dàng gây mất an toàn giao thông.
Tôi hiểu là Việt Nam có điều kiện đặc thù, khác với các nước tiên tiến. Nhưng rất mong cơ quan chức năng sẽ tìm ra cách thức hợp lý hơn để giúp việc lái xe ở Việt Nam được dễ dàng hơn, qua đó giảm thiểu taཧi nạn giaoꦚ thông.
Việc bố trí hệ thốnꦍg biển báo tốc độ rõ ràng là một cách rất đơn giản có thể giảm tỷ lệ tai nạn giao thông hàng năm.
Trí Vũ
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.