Cụm từ "nhà ở xã hội" đang nóng trên các diễn đàn và kể cả nghị trường. Mục đích của chính sách nhà ở xã hội là tạo điều kiện cho người lao động chưa có nhà và người thu nhập thấp có được chỗ ở để yên tâm "an cư lập nghiệp". Chủ trương phát triển nhà ở xã hội không phải mới, nó đã được chính🌸 phủ thực hiện từ nhiều năm nay, tuy nhiên thực tế triển khai có nhiều hạn chế. Để khắc phục phần nào những hạn chế như: cung không đủ cầu, sai đối tượng thụ hưởng hoặc thủ tục tiếp cận rườm rà..., tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, để khắc phục tình trạng cung không đủ cầu, chúng ta cần nghĩ đến "đất ở xã hội" thay vì chỉ nghỉ tới "nhà ở xã hội". Theo tôi, ngoài các thành phố lớn hiện nay đã hết quỹ đất, các địa phương còn quỹ đất cần có quy hoạch đất ở xã hội tại các huyện thị và đặc biệt tại các khu công nghiệp. Sau đó, địa phương có thể cấp cho người lao động một nền khi họ có thời gian lưu trú từ ba năm trở lên tại huyện đó với điều là họ phải chưa có nhà, đất (đất này 🉐không sang nhượng được nhưng được thừa kế cho con).
Việc này sẽ góp phần thu hút người lao động ở các thành phố chuyển về các tỉnh lẻ, giúp giãn dân, ⭕giảm áp lực cho các đô thị lớn và đặc biệt là huy động nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước cấp đất, dân bỏ tiền xây dựng).
>> 'Người có xe hơi vẫn mua được nhà ở xã hội'
Thứ hai, để tránh hiện tượng trục lợi, cấp sai đối tượng, chúng ta cần phải có bảng công bố công khai các🐼 đối tượng được mua nhà hoặc cấp 🌄đất ở tại khu đất làm nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, cũng phải có chế tài xử lý cán bộ và người dân cố tình trục lợi và kiên quyết thu hồi khi phát hiện sai phạm hoặc vi phạm cam kết. Quan trọng nhất, phải áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai để biết được ai thực sự chưa có đất, có nhà.
Thứ ba, để tránh thủ tục rườm rà, chúng ta cần có bộ khung quy định điều kiện "cần và đủ" để được mua nhà hoặc cấp đất để xây nhà, theo thứ tự chấm điểm và được chấm bằng hệ thống điện tử. Việc truy cập để biết vị trí xếp hạng sẽ được người nộp hồ sơ kiểm tra trước, để h📖ọ biết mình đạt h🎃ay không đạt từ sớm, có thể rút hồ sơ để khỏi mất thời gian chờ đợi....
Còn nhiều giải pháp đồng bộ khác, theo tôi cần cải cách toàn diện để duy trì hiệu quả chính sách thiết thực, nhân văn này. Trong đó, tôi cho rằng giải pháp về "đất ở xã hội" có thể cân nhắc để giãn dân. Mong các bạn độc giả cùng đóng góp th𓆏êm ý kiến về vấn đề này.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.