Đồng tình với đề xuất TP HCM không nên duy trì mô hình đô thị thấp tầng, nhiều xe cá nhân mà cần phát triển nhà cao tầng, dành đất cho giao thông công cộng, mảng xanh, nhiều độc giả VnExpress cho rằng:
💮Nên xây dựng nhiều chung cư cao tầng, đưa dân tại chỗ vào định cư, thu hồi đất làm đường và công viên cây xanh. Muốn vậy, chúng ta cần có một quy hoạch tổng thể, giải tỏa, xây dựng lại từng phường, từng quận và kết nối giao thông dựa trên quy hoạch tổng thể, như vậy sẽ hết tắc đường. Như hiện tại Sài Gòn quá lãng phí không gian phía trên cao và quá nhiều hẻm nhỏ mà không có đường lớn để giành cho giao thông công cộng.
🐬Nên làm sớm theo hướng này. Một thành phố muốn phát triển thì không nên xây dựng nhà thấp, nhấp nhô và hẻm ngoằn ngoèo. Quả thật, nhìn Sài Gòn từ trên cao, tôi chẳng thấy thẩm mỹ chút nào. Nên làm thí điểm từng vùng và có quy hoạch như khu vực Phú Mỹ Hưng và nên mở rộng đường sá thay vì xây cao ốc mà đường hẹp như Nguyễn Hữu Thọ ở Quận 7.
𒈔Ai cũng tư duy gắng có miếng đất cắm dùi nên cứ băm nát nhỏ thành phố, tạo nên cảnh nhếch nhác.Thành phố nên hạn chế cho phân lô tách nền. Nhiều người cứ nghĩ đó là cách tăng hiệu quả kinh tế, nhưng không ai ngờ rằng như vậy là lãng phí chiều sâu và độ cao không gian. Có những chung cư giá cao hơn cả nhà đất vì tiện nghi mà nó mang lại.
✱Bên Thái Lan, đặc biệt là Singapore và Malaysia trồng rất nhiều cây và thảm cỏ xanh. Khu nào thiếu diện tích, họ trồng cây leo từ tầng cao xuống đất tạo thành mảng tường xanh rất đẹp và mát mắt. Ở trung tâm là các tòa nhà to dành cho văn phòng, khu mua sắm... Xa hơn chút là quy hoạch cho chung cư và khu dân cư. Hầu như ít người sống ở trung tâm.
𓃲Khu dân cư của họ được quy hoạch cùng diện tích, mỗi nhà có một khoảng sân vườn nho nhỏ trồng cây đủ loại xanh tốt, trái cây chín... cảm giác như đường làng quê yên tĩnh thanh bình. Khu nhà ở cũng quy định xây theo một kiểu, khu dành riêng cho nhà trệt khu khác dành cho nhà một lầu. Nên hầu như nhìn tổng thể rất gọn gàng, hài hòa. Có điều nhà hai, ba mặt tiền cũng không được buôn bán mà chỉ dùng để ở.
>> 'Hà Nội, TP HCM nên phát triển đô thị nén'
Trong khi đó, nhiều ý kiến khác lại lo ngại đến tính khả thi và hiệu quả của đề xuất phát triển nhà cao tầng trong nội thành:
✱1. Đô thị nén là ý kiến rất tốt nếu có quy hoạch từ sớm. Singapore từ 60 năm trước, lúc dân còn ít, đã bắt đầu quy hoạch như vậy rồi. Việt Nam giờ nhà thấp tầng chen nhau chi chít rồi mới quy hoạch thì sao làm được? Chúng ta có dám đập bỏ hết để xây cao tầng không? Quy hoạch của Hà Nội, TP HCM gần như đã rồi. Hiện nay, xây đô thị nén cũng khó không kém gì metro, vì quỹ đất trống trung tâm quá ít, giá đất quá cao, giải tỏa chắc phải vài chục năm không đủ. Đến lúc đó, liệu có tác dụng gì? Mà cho xây chọc trời kiểu lẻ tẻ cũng không ổn, phải có quy hoạch đồng bộ, chứ đường phố vẫn vậy thì chỉ có khổ thêm.
🍷2. Với mật độ dân số ở TP HCM, Hà Nội hiện nay, tất cả các thể loại nhà phố, nhà trong hẻm, đều là sự lãng phí nguồn lực đất đai. Không "dồn" được người theo chiều dọc thì không có chỗ trồng cây, mở rộng đường sá, cải tạo hệ thống thoát nước... Cơ bản là đất riêng nhiều thì đất chung sẽ ít. TP HCM, Hà Nội giờ quy hoạch phân lẻ, toàn nhà thấp chen chúc nhau. Đường lại nhỏ, nước không thoát được, vỉa hè bị lấn chiếm, cây xanh công viên không có, trường học không có sân chơi, sân thể thao... Nhưng muốn dồn lên cao lại không dễ chút nào.
♎3. Theo tôi, các trường đại học ở trung tâm nên chuyển đi hết. Chẳng có nước nào lại xây đại học ở trung tâm cả.
ꦏLàm vậy chỉ tăng thêm tắc nghẽn, kẹt xe. Tôi lấy ví dụ, một con đường, có một cái chung cư, với 100 hộ dân sinh sống. Bây giờ, nếu phát triển theo chiều cao, dân số tăng lên 200 hộ dân, đồng nghĩa với con đường đó phải cõng thêm gấp đôi lượng người lưu thông. Cứ thế nhân lên nhiều chung cư, tòa nhà cao tầng khác mọc lên, vậy làm sao chạy xe? Khi đó, giá đất nhà ở các quận trung tâm đã cao lại càng cao, người dân không mua nổi.
🐻Bên cạnh đó, phát triển hạ tầng trên cao, đường hai tầng, mở rộng đường trung tâm tâm thì kinh phí cao gấp nhiều lần so với phát triển thêm hạ tầng, giãn dân các vùng ven. Trước giờ, chúng ta tập chung phát triển mạnh các quận trung tâm như vậy là đủ rồi. Sau khoảng 20 năm nữa, khi đã giãn dân ra các quận ven thành phố, chúng ta có thể quay lại phát triển theo kiểu nén để tận dụng.
😼Đã quy hoạch lâu dài thì phải tính toán kỹ. Mỗi nhà cao tầng chứa hàng nghìn người, lượng người đó tạo ra mật độ lưu thông lớn như thế nào, với số lượng cực lớn nhà cao tầng? Các đô thị châu Âu nhiều nhà thấp tầng, rất thưa và ít nhà cao tầng, nhưng khi chụp hay quay từ trên cao vẫn rất đẹp và gọn gàng chứ không lổn nhổn như ở ta. Hãy thử nghiên cứu và học hỏi họ. Tất nhiên, vẫn nên nghiên cứu giải pháp cao tầng, nhưng ta cần tính thật kỹ cho lợi ích lâu dài của thành phố.
>> Bạn nghĩ sao về quy hoạch TP HCM theo mô hình đô thị cao tầng? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.