Theo phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 14 (khóa XII) sáng 14/12, quy hoạch trên căn cứ vào Kế hoạch xây dựng phương án 🐟nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ý kiến phát hiện, giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương; kết quả thẩm định của các cơ quan chức năng và đề xuất của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIII.
Ông Nguyễn Đức Hà, chuyên gia Xây dựng Đảng, cho hay tháng 11/2018, Bộ Chính trị đương nhiệm ban hành Kế hoạch (số 11- KH/TW) về xây dựng quy hoạch Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nướ🅺c nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Phương châm của quy hoạch này là "làm từng bước, làm đến đâu chắc đến đó", với lộ trình như sau: Quy hoạch Ban chấp hành Trung ương trình Hội nghị Trung ương 9 (tháng 12/2018) và sau đó sẽ t💦iến hành quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo kế hoạch.
Ông Hà giải thích "làm từng bước", nghĩa là tiến hành các công việc liên quan đến quy hoạch Ban chấp hành𝓰 Trung ương trước, rồi mới đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các chức danh chủ chốt (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội) làm sau cùng.
"Làm từng bước" cũng có nghĩa là xem xét các nhân sự còn đủ độ tuổi theo quy định trước, "trườn🎃g hợp đặc biệt" sau.
"Theo quy định, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư phải là Uỷ viên ch♌ính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên. Nhân sự Trung ương lần đầu tham gia Bộ Chính trị, Ban bí thư phải ở độ tuổi khôngও quá 60; tái cử thì tuổi không quá 65", ông Hà nói.
Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới, song nhân sự꧟ đó đã ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội XIII của Đảng.
Đến tháng 5/2020, thực hiện Kế hoạch số 1♊1-KH/TW, tại Hội nghị Trung ương 12, Ban cꦆhấp hành Trung ương đã ghi phiếu giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII theo đúng quy định của Đảng.
"Ở đây ghi phiếu giới thiệu tức là giới thiệu nguồn quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ những𒅌 người đủ đi🌳ều kiện", ông Hà nói.
Ngoài tiêu chuẩn về độ tuổi, các nhân sự được giới thiệu còn phải đáp ứng điều kiện theo Quy định 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc🔯 diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Theo đó, Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước hết phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Trung ương, như: Tiêu biểu của Đ💮ảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác; có ý thức, trách nhiệm cao, kiến thức toàn diện; đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương...
Đồng thời, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý ch🐻í chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật.
Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư phải là những người không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm; hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội; có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đ꧒ường lối, chính sách và 🌌phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định.
Quy định 214-QĐ/TW cũng nêu rõ, Ủy viên Bộ Chính, Ban bí thư phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh uỷ, thàn🔯h uỷ; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ🌞 ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.
Trường hợp Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong quân đội thì phải ki🌸nh qua chức vụ chủ trì cấp quâ🦩n khu.
Ngày 20/11 vừa qua, Bộ Chính trị đã xem xét, thảo luận và bỏ phiếu quy🐻ết định phê duyệt Quy hoạch B▨ộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
"Hồi tháng 5, Trung ương ghi phiếu giới thiệu, số lượng có thể nhiều, căn cứ vào tỷ lệ phiếu giới thiệu với từng trường hợp, cũng như căn cứ vào kết quả thẩm định của của các cơ quan chức năng và đề xuất của Tiểu ban nhân sự, Bộ Chính trị đã bỏ phiếu quyết ꦑđịnh phê duyệt quy hoạch và báo cáo với hội nghị Trung ương 14 đang diễn ra", ông Hà nói.
Cùng với các công việc liên quan đến quy hoạch nêu trên, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị khóa XII đã "chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, tham khảo công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số khóa gần đây" về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, cơ cấu, độ tuổi, cách làm và những hạn chế, bất cập, các bài học kinh nghiệm được rút ra, làm cơ sở để xây dựng Đề án về phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, căn cứ vào tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới và thực tế đội ngũ cán bộ hiện có, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính ♓trị đã họp nhiều lần, "xem xét một cách dân chủ, khách quan, toàn diện; rà soát chặt chẽ, kỹ lưỡng, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng phương hướng, quy trình công tác nhân sự đã đề ra".
Tại Hội nghị Trung ương 14 (khóa XII), Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương về kết quả việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII (về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấ❀u, số lượnജg, quy trình phát hiện, giới thiệu và cách làm).
Trung ương sẽ thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết gi🦩ới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính tr🍬ị, Ban Bí thư khóa XIII.
Hội nghị Trung ương 14 là một trong những hội nghị cuối cùng của khoá XII. Đại hội XIII của Đảng dự kiến diễn ra và🍨o quý I/2021♊.