Trong tuần qua, cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) xuất hiện giao dịch thỏa thuận khủng lên tới hơn 10 triệu chứng khoán do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, trị giá hơn 1.500 tỷ đồng. Trước đó, hai quỹ ngoại là Vietnam Enterprise Investment và Amersham Industries Limited cũng đăng ký bán 13,4 triệu cổ phiếu VNM để tái cơ cấu danh mục khi🌃ến nhiều nhà đầu tư cho rằng giao dịch trên là củaꦓ hai cổ đông này.
Nếu cuộc mua bán thành công như dự kiến, Amersham Industries Limited vẫn còn 12 triệu cổ phiếu VNM trong danh mục còn Vietnam Enterprise Investments Limited sở hữu 10,7 triệu cổ phiếu. Hơn 11 tháng đầu năm, giá cổ phiếu VNM đã tăng tới 65%, đạt 140.000 đồng. So với thời điểm niêm yết lên sàn vào năm 2005, mã này cũng tăng giá trên 2,5 lần. Ngoài ra, room nước ngoài cho mã này cũng khóa từ lâu trong khi nhu cầu vẫn ngày một gia tăng. Toàn b🌸ộ hơn 10 triệu cổ phiếu VNM bán thỏa thuận trong tuần qua đều có 🙈nhà đầu tư mua hết, tuy nhiên danh tính vẫn chưa được Vinamilk tiết lộ chính thức.
Trường hợp của Vinamilk không phải duy nhất khi hồi tháng 9, một quỹ ngoại khác đến từ Singapore là Orchid cũng thoái vốn khỏi Tập đoàn FPT bằng việc bán thỏa thuận hơn 29 triệu cổ phiếu FPT. Trị giá Orchid thu về khi đó đạt trên 1.300 tỷ🍒 đồng.
Một phần số cổ phiếu này cũng được chuyển nhượng xong cho 5 nhà đầu tư ngoại khác lúc bấy giờ. Cũng giống VNM, hiện room ngoại của FPT cũng không còn, giá cổ phiếu lại tăng gần 33% so với hồi đầu năm và được giới phân tích xếp vào hàng chất lượng cao trên sàn chứng khoán. Trưởng phòng🔯 môi giới tại một chi nhánh của Chứng khoán V🌺NDirect cho biết dù FPT không còn room, nhu cầu đối với mã này từ các nhà đầu tư ngoại vẫn rất cao.
Không chỉ các doanh nghiệp đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài trên, trong năm nay một số quỹ ngoại như Vietnam𝕴 Debt Fund SPC hay Mekong Enterprise Fund II cũng chốt lời thành công tại các doanh nghiệp với giá trị tăng mạnh so với thời điểm mới đầu tư. Chẳng hạn, Mekong Enterprise Fund II hồi đầu năm thoái một phần vốn tại Công ty cổ phần Thế giới Di động và kiếm bộn tiền. Đây là khoản đầu tư quỹ này nắm từ năm 2007, cộng thêm cổ tức đã nhận, thu nhập từ số cổ phần Mekong Enterprise Fund II bán khi đó cao gấp 11 lần so với số vốn ban đầu bỏ ra.
Còn Vietnam Debt Fund SPC cũng bán xong gần 1,1 triệu cổ phiếu REE tại Công ty cổ phần Cơ điện lạnh hồi đầu năm nay. Thời điểm Vietnam Debt Fund SPC bắt đầu sở hữu cổ phiếu REE cũng như trị giáꦜ đầu tư ban đầu không được công bố trong văn bản. Tuy nhiên, với việc trị giá cổ phiếu REE tăng hơn 64% cuối năm 2012 và trê🧔n 16% kể từ khi niêm yết vào năm 2000, quỹ này cũng có thể xem đã chốt lời thành công.
Các thương vụ mua bán này diễn ra ngay trong thời điểm nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhận xét thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở giai đoạn giá rẻ nhất khu vực Đông Nam Á và còn nhiều cơ hội tăng trưởng. Đồng 🍷thời cơ hội mở room đang được Chính phủ xem xét, cân nhắc. Đầu năm đến nay, thị trường chứng khoán cũng đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 20%.
Nhiều đợt sóng liên tiếp xuất hiện trên thị t🦂rường, từng có phiên trị giá giao dịch tại sàn TP HCM lên tới hơn 2.000 tỷ đồng. Tính chung sau hơn 11 tháng, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 210 triệu cổ phiếu tại hai sàn chứng khoán, trị giá 5.767 tỷ đồng. Những cổ phiếu trong tầm ngắm các quỹ ngoại đa phần là blue-chip thuộc các công ty đầu ngành niêm yết trên hai sàn chứng khoán với tình hình kinh doanh ổn định, cổ tức đều đặn.
Nhiều nhà đầu tư cũng n𝓡hư một số chuyên viên môi giới tại các công ty chứng khoán cho rằng việc những quỹ ngoại thoái vốn khỏi các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh này là ꦗchuyện bình thường. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ phải chăng tiềm năng tăng trưởng các công ty này bắt đầu thấp dần trong mắt khối ngoại, một nhà đầu tư tại Hà Nội đặt câu hỏi.
Trao đổi với 168betvisa-slots.com, ông Phan Dũng Khánh – Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán MayBank Kim Eng cho rằng điều cần quan tâm ở đây là dòng tiền các quỹ ngoại này sẽ chuyển dịch đi đâu. “Nếu khoản đầu tư đ♕ược chuyển nhượng cho đ🌱ối tác khác cũng là người nước ngoài thì không thành vấn đề. Có thể các quỹ này chốt lời để sau đó tìm kiếm những khoản đầu tư khác sinh lời tốt hơn”, ông Khánh chia sẻ.
Chẳng hạn, nhiều quỹ từng nắm cổ phiếu các công ty trong khoảng thời gian dài và đi qua các thời điểm suy thoái kinh tế. Giá cổ phiếu các công ty có thể t꧙ăng gấp đôi, gấp ba lần so với trị giá vốn ban đầu. Tuy nhiên, đến một giai đoạn nhất định, đà tăng này có thể bị chững và không còn xuất hiện mức siêu lời như trước. Do vậy các quỹ ngoại này phải rút vốn để đi đầu tư vào doanh nghiệp khác cũng đang ở mức tiềm năng như những công tyꦓ trước đây, ông Khánh giải thích.
Dù vậy, chuyên gia này vẫn cho rằng mức độ hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các quỹ ngoại quy mô lớn là chưa cao. “Năm vừa qua, chứng khoán Việt Nam là một trong ba thị trường tăngꦚ điểm mạnh nhất thế giới nhưng vẫn rꦜất khó để thu hút những quỹ đầu tư thuộc tầm tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam do quy mô hiện thời vẫn quá bé, chưa kể những rào cản như hạn chế room hay chênh lệch tỷ giá giữa các nước”. Trong thời gian tới, những quỹ đầu tư nước ngoài hạng trung với quy mô khoảng 100 triệu USD sẽ có nhiều cơ hội hơn, ông Khánh nhận định.
Còn theo một lãnh đạo cao cấp tại Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt, nếu tính theo tỷ l🃏ệ P/E thì “mức này của chứng khoán Việt Nam đâu đó khoảng 12 trong khi thị trường Indonesia, Thái Lan khoảng 13-14, như vậy nhà đầu tư nước ngoài nhìn vào vẫn thấy Việt Nam hấp dẫn hơn”.
Theo vị này, một trong những yếu tố để nhà đầu tư nước ngoài chú trọng trên𝔍 thị trườn🧔g Việt Nam là các yếu tố rủi ro và thanh khoản. Trong đó, “tính thanh khoản năm nay mới chỉ đạt mức tạm ổn, năm sau có thể tốt hơn. Các rủi ro liên quan đến tỷ giá, lạm phát cũng bắt đầu ổn định và tạo sự hấp dẫn cho thị trường”, ông cho biết.
Tường Vi