Năm 2012, Thủ tướng ban hành quyết định số 20 về việc sửa, bổ sung một số điều của quyết định số 174 năm 2008 "Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư". Theo đó, quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư gồm các bước đăng ký và nộp hồ sơ, thẩm định hồ sơ,♑ xét công nhận đạt tiêu chuẩn tại Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở; ngàn🍰h, liên ngành và cuối cùng là Hội đồng nhà nước.
Quy trình công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư
Về việc đăng ký và nộp hồ sơ, nhà giáo thuộc biên chế của các cơ sở giáo dục đại học, nơi có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở, đ♏ăng ký và nộp hồ sơ tại Hội đồng Chức danh giáo sư cꦡơ sở đó. Nhà giáo thuộc các đơn vị, nơi không có Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở thì đăng ký tại Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
Sau khi hồ sơ được gửi, Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở thẩm định để xác nhận mỗi hồ sơ đăng ký ♑đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư phải được ít nhất 3 giáo sư hoặc p💙hó giáo sư cùng ngành chuyên môn với người đăng ký thẩm định, đánh giá, nhận xét bằng văn bản. Mỗi hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư phải được ít nhất 3 giáo sư cùng ngành chuyên môn thẩm định, đánh giá, nhận xét bằng văn bản.
Tiếp theo, Hội đồng🐬 Chức danh giáo sư cơ sở sẽ trao đổi công khai về các ý kiến của những người thẩm định, đánh giá và kết luận đối với từng hồ sơ; nghe từng người đăng ký xét chức danh trình bày bản báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và báo cáo kết quả đào tạo; xác định trình độ ngoại ngữ của từng người.
Sau khi thảo luận và thông qua da🎶nh sách người đăng ký đủ điều kiện đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm, Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở sẽ biểu quyết bằng phiếu kín.
Hội đồng Chức danh giáo sư cơ sở tổng hợp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn ch✅ức danh giáo sư, phó giáo sư, lấy xác nhận của thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học nơi có Hội đồng Chức danh 𝔍giáo sư cơ sở, gửi kết quả xét và toàn bộ hồ sơ của các ứng viên lên Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đồng thời thông báo đến cơ quan chủ quản có thẩm quyền quản lý nhà giáo.
Sau khi nhận được toàn bộ hồ sơ, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước sẽ phân loại và chuyển cho các Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành. Quy trình thẩm định hồ sơ và xét công nhận tiêu chuẩn chức danh tại Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành cũng giống như ở cấp cơ sở. Sau đó, Hội đồng ngành, liên ngành sẽ báo cáo kết quả và c🐲huyển lại toàn b♌ộ hồ sơ cho Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
Trải qua đầy đủ các bước trên, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tổ chức thẩm định kết quả xem xét của các H🥃ội đồng Chứꦕc danh giáo sư ngành, liên ngành, quyết nghị bằng phiếu kín công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư cho các nhà giáo.
Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước căn cứ nghị quyết của hội đồng để ra ꧑quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư 🍌cho các nhà giáo.
Trình tự bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
Đầu tiên, cơ sở giáo dục đại học thông báo công khai số lượng giáo sư, phó giáo sư ở các ngành mà đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm theo cơ cấu đội ngũ giảng viên trong cơ sở do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo quy định. Nhà giáo có nguyện vọng được bổ nhiệm chức danh giáo sư hoặc chức danh phó giáo sư nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục đạ💃i học.
Sau đó, thủ trư🍒ởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào nhu cầu bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, đề nghị của khoa, bộ môn và ý kiến của Hội đồng khoa học của cơ sở, ra quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư cho các nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, rồi báo cáo lên thủ trưởng cơ quan chủ quản cơ sở đào tạo và Bộ trưởng Giáo dục và ꦇĐào tạo.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có trách nh😼iệm giao nhiệm vụ cho các giáo sư, phó giáo sư đã được bổ nhiệm. Định kỳ 3 năm một lần, thủ trưởng rà soát, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của các giáo sư, phó giáo sư để xem xét việc giao nhiệm vụ tiếp theo.