Flex là gì mà lại được giới trẻ, đặc biệt là th𒅌ế hệ Gen Z, hưởng ứng đến thế? Trong tiến✱g Anh, cụm từ "flex your muscles" nghĩa là phô trương cơ bắp. Ngày nay, flex thường được dùng để chỉ việc "khoe thành tích" hay rộng hơn là chia sẻ bất kỳ điều gì khiến một người cảm thấy tự hào, tốt đẹp về bản thân. Đó là lý do nội dung của các bài viết hết sức đa dạng: người thì khoe hình ảnh bộ sưu tập huy chương thể thao trải kín giường, người thì khoe mình là hậu duệ của Nguyễn Trãi, trong khi có bạn lại chia sẻ "ông nội 95 tuổi của mình (là anh hùng kháng chiến chống Pháp và Mỹ), nhờ flex hộ".
Có lẽ một trong những nguyên do khiến nhóm Flex này được cộng đồng hưởng ứng, vượt xa sức tưởng tượng hay kỳ vọng của bất kỳ ai là bởi nó đánh trúng một trong những nhu ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚcầu tâm lý quan trọng nhất của con người: nhu cầu cảm thấy tốt đẹp về bản thân.
Theo tháp nhu cầu của Maslow, một khi đã thỏa mãn được những nhu cầu sinh lý căn bản và nhu cầu về an toàn ở những tầng dưới, con người sẽ bắt đầu theo đuổi những nhu cầu cao hơn về tinh thần: cảm thấy mình được yêu thương, mình thuộc về một cộng đồng nào đó và hơn hết, cảm thấy được nể trọng. Khi một người chia sẻ về những gì mình đang có hoặc đã đạt được mà lại được cộng đồng khen ngợi, cái "tôi" của họ sẽ được thỏa mãn. Đây cũng là lý do một số hội nhóm khoe tài nấu ăn hay nhà đẹp cũng từng nhanh chóng thu hút hàng triệu thành viên và luôn hoạt động rất sôi nổi. Sự khác biệt của nhóm Flex nằm ở chỗ nó ♛cho phép mọi bạn trẻ, những người thường chưa có nhà và không yêu bếp, chia sẻ về tất cả những thứ khiến họ cảm thấy tự hào, từ việc vượt khó làm giàu cho tới giành huy chương Olympic Toán học.
Nhưng đó sẽ là lời lý giải chưa hoàn chỉnh. Tôi đồ rằng những hội nhóm này sẽ không thể nhận được sự quan tâm lớn đến vậy nếu như chúng ta có thể thoải mái chia sẻ về các "chiến công" của mình trong cuộc sống thường nhật mà không lo sợ bị phán xét. Thực tế, những người muốn "flex" thường sẽ phải lựa chọn thời cơ trong những câu chuyện tán gẫu phù hợp để có thể khoe một cách khéo léo về trải nghiệm đặc biệt mà mình có hay một thành tựu đáng kể nào đó. Văn hóa Á Đông vốn đề cao sự khiêm tốn chứ không cổ xúy sự khoe mẽ. Việc khoe thành tích một cách thiếu tinh tế hoặc sai thời điểm có thể khiến một người bị cô lập, ghen ghét thay vì được nể trọng. Vì thế, nhóm Flex như một chiếc van xả hơi, giúp những người này giải tỏa nhu cầu chia sẻ về bản thân mà không phải lo "phản ứng phụ" hoặc bị ngó lơ (điều tệ không kém). Trên nhữngꦇ nhóm như vậy, người ta không cần phải tìm lý do cũng không cần chọn thời điểm để khoe về bản thân. Chỉ cần chọn một vài bức ảnh đẹp, chia sẻ thật nhiệt tình về thành tựu của bản thân rồi nhìn cộng đồng thả tim tán thưởng.
Dù ít hay nhiều🙈, con người vẫn sẽ luôn đi tìm kiếm sự công nhận. Tuy nhiên, việc trở nên "nghiện" hay phụ thuộc quá mức v𓆉ào sự công nhận hay khen ngợi có thể khiến chúng ta đánh mất niềm tin vào giá trị của bản thân. Mặt tối của flex là nó có thể gây lầm tưởng rằng giá trị của ta phụ thuộc vào sự đánh giá của những người xung quanh. Những gì chúng ta làm dường như sẽ chỉ có giá trị nếu nhận được những lời tán dương, và ngược lại. Nói cách khác, người trẻ đối mặt với nguy cơ trở thành "tù nhân của dư luận".
Bản chất của flex không xấu. Nếu đúng lúc, đúng chỗ và🌳 ở chừng mực vừa phải, nó có thể trở thành một công cụ để khích lệ và chia sẻ niềm vui với những người xung quanh. Chúng ta có thể học cách tự hào về những gì mình đạt được mà không sợ bị đánh giá là khoe mẽ. Hơn hết, chúng ta cũng có thể học cách tôn vinh và chia sẻ niềm vui với người khác mà không cần cảm thấy ganh tỵ hay đố kỵ.
Nhưng dù flex hay không flex, giá trị thật sự của mỗ๊i n﷽gười chưa bao giờ phụ thuộc vào số lượng "like" nhận được, mà vẫn luôn nằm ở những điều tốt đẹp mà chúng ta đã và đang nỗ lực tạo ra mỗi ngày.
Ngô Di Lân