(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.)
Tôi là chủ tịch một Hội đồng thi tuyển sinh vào lớ🔯p 10. Sau buổi thi môn cuối cùng, tôi về nhà, đêm đã khuya, tôi nhận được tin nhắn: "Thầy ơi! Chín năm em là học sinh giỏi, em có hàng chục giấy khen, giải thưởng k𒁃hác nhau, em thi trượt là điều không ai tin được. Em là kỳ vọng của mẹ và gia đình, nếu trượt thì em phải sống sao, làm sao để đối diện với gia đình, thầy cô, bạn bè? Em đang bị áp lực, bế tắc, thất vọng và chán nản vô cùng. Xin thầy cho em một lời khuyên, nếu không thì...".
Tôi không biết em học sinh này là ai, vì thế, bình thường tôi sẽ không trả lời tin nhắn. Nhưng ở trường hợp này, đọc tin nhắn, tôi thảng thốt và lo lắng nên nhắn tin an ủi, động viên em: "Có hàng nghìn học sinh thi tuyển, nhưng chỉ tiêu chỉ có vài trăm, nên em có quyền thi trượt. Em đã cố gắng hết sức mình nên em không có lỗi. Học ở đâu không quan trọng bằng học thế nào và học với a🙈i. Điều đó do em lựa chọn và quyết định. Trượt một kỳ thi chẳng nói lên điều gì, đừng quá thất vọng về bản thân nhé". Không biết những lời khuyên của tôi có giúp ích gì cho cậu học trò này không, nhưng tôi thấy thương, thấy đau và thấy buồn về những áp lực không đáng có do thi cử đang gây ra cho học trò, phụ huynh và xã hộiꦬ.
Mỗi năm, cả nước có hàng triệu thí sinh thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng. Trước mỗi kỳ thi, đa số các em phải chịu áp lực từ nhiều phía: bài vở, kỳ vọng của gia đình, thành tích của nhà trường... Tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu giọt nước mắt của học trò, phụ huynh đã rơi trong những mùa thi, bao nhiêu lời đay nghiến, thậm chí vợ chồng lục đục vì con thi trượt. Rốt cuộc, chỉ những đứa ♌trẻ là nạn nhân phải chịu những áp lực mà nhiều lúc giống như một thứ bạo lực tinh thần đè nặng lên tuổi thơ của chúng.
Tôi đã đọc cuốn sách "Bài học Phần Lan 2.0" của tác giả Pasi Sahlberg viết về nền giáo dục phổ thông được đánh giá tốt nhất thế giới của Phần Lan. Đó là một nền giáo dục không áp lực thi cử, thành công của giáo dục gắn liền với thành tựu phát triển đất nước. Ngẫm lại, chúng ta còn quá nhiều khác biệt, học sinh, phụ huynh đều thích sưu tầm thật nhiều thành tích qua các cuộc thi. Một người bạn đ🎃ồng nghiệp của tôi từng thốt lên rằng: "Thi gì mà lắm thế! Nếu nếu bỏ bớt được các kỳ thi sẽ giảm thiểu ngành công nghiệp luyện thi ăn theo, chúng ta sẽ tiết kiệm được bao nhiêu nguồn lực, và các cháu học sinh sẽ tiết kiệm được bao nhiêu là nơ-ron, là sức lực, để ít nhất là dùng vào việc vui chơi cho thoáng cái đầu. Học t﷽hì phải thi, nhưng thi nên dễ và chân phương thôi. Các thầy cứ thể hiện đẳng cấp là trò chết".
Người ta hay nói "không có áp lực thì không có kim c꧟ương", nhưng khi dùng áp lực thi cử để tạo ra quá nhiều "kim cương" thì chính những viên "kim cương" ấy cũng mất đi giá trị. Tôi cứ day dứt với các câu hỏi: áp lực thi cử có làm giáo dục của chúng ta tiến bộ, bao giờ sẽ không còn những giọt nước mắt mùa thi? Chúng ta đang chủ trương mỗi ngày đến trường là một ngày vui, vậy bao giờ mỗi lần đi thi là một lần vui đối với học trò?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Bến Xuân