Tôi và một nhóm bạn khuyết tật đã làm quen và dần đưa cô hòa nhập hơn với cộng đồng. Năm 1990, Duyê꧙n xuất cảnh cùng gia đình v🍷à định cư tại Mỹ.
Ở đây, Duyên bắt đầu từ việc học lái xe. Cô mua lại một chiếc ôtô cũ có hệ thống ga, ♏thắng đã được cải tiến, có thể điều khiển hoàn toàn bằng tay. Sau một khóa học, Duyên vượt qua kỳ sát hạch. Có chiếc xe và bằng lái trong tay, cô như mọc thêm đôi cánh, cuộc sống từ đó dễ dàng hơn.
Tôi nhớ đến Duyên sau khi nhận được cuộc điện thoại từ Pháp của Tuấn mới đây. Tuấn𝕴 hỏi thăm sức khỏe, không quên hỏi tôi đã lấy được bằng lái ôtô dành cho n⛦gười khuyết tật (NKT) chưa.
Cậu sinh viên do tôi hướng dẫn thực tập ở công ty thuở nào, giờ đang là nghiên cứu sinh năm cuối ở Paris, vẫn nhớ ꦯđiều ước tôi từng chia sẻ: được cấp bằng lái để tự🍎 cầm vô lăng, rong ruổi từ Nam ra Bắc, chụp ảnh phong cảnh đẹp của đất nước.
Tôi trả lời Tuấn: nếu luật không được điều chỉnh tro🅘ng những năm tới, tôi đành từ bỏ ước mơ.
Luật Giao thông đường bộ Việt Nam cho phép NKT tham gia giao thông bằng phương tiện cá nhân nh🐻ưng phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe. Nếu các phương tiện giao thông đó cần giấy phép điều khiển thì NKT phải học và đ🔯ược cấp bằng lái.
Nhưng, thực tế không hề dễ dàng và thuận lợi để NKT được bình đẳng trong tham gia giao thông, 🧔phục vụ 🍨mưu sinh và các nhu cầu khác.
Phương tiện chủ yếu mà NKT Việt Nam, trong đó hầu hết là khuyết tật vận động, đang sử dụng là những chiếc xe máy ba bánh được điều chỉnh và cải tiến kỹ thuật từ xe hai bánh. Một số rất ít là ôtô số tự động do người bị tật nhẹ ౠở chân điều khiển.
Sau nhiều năm ban hành các văn bản luật về quyền lợi và các vấn đề liên quan đến việcꩵ tham gia giao thông của NKT, số lượng được cấp bằng lái xe hạng A1 (điều khiển xe máy ba bánh) và hạng B1 (điều khiể🦂n ôtô số tự động) vẫn chưa đếm hết mười ngón tay.
Theo quy định, những người khuyết tật đủ điề🐈u kiện thi bằng lái xe máy ba bánh gồm: Người bị liệt vận động một tay hoặc một chân, các tay, chân còn lại không mất chức năng vận động; Người ☂cụt/mất chức năng một tay hoặc chân và các tay, chân còn lại nguyên vẹn; Người khiếm thính.
Tương tự, người khuyết tật có thể đăng ký thi bằng lái ôtô số tự động gồm: Người bị liệt vận động bàn chân phải hoặc bàn tay phải/trái, các tay, chân còn lại không mất chức năng vận động🧸; Người cụt/mất chức năng bàn chân phải hoặc bàn tay phải/trái và các tay, chân còn lại nguyên vẹn; Người khiếm thính.
Với những giới hạn trên, NKT ở dạng vận động khác vô tình bị tước mất quyền lợi. Một trong số đó là người có tật ở hai chân nhưng còn đủ đôi tay khỏe mạnh, không có vấn đề về tâm thần, thị lực tốt. Họ hoàn toàn có khả năng điều khiển ôtô khi xe lắp thêm các th🎃iết bị hỗ trợ phù hợp.
Cơ chế phối hợp kh𝓀ông đồng bộ giữa các ban ngành trong việc thực thi luật pháp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NKT. Khám sức khỏe là khâu chủ chốt được luật yêu cầu nhưng lại thiếu hướng dẫn cụ thể. Điều này khiến bệnh bệnh viện và trung tâm y tế chưa thống nhất trong cách hiểu các quy định, dẫn đến việc nhiều NK🌳T bị từ chối khám sức khỏe cho mục đích trên.
Những người có đủ tiêu chuẩn lấy bằng lái ôtô cũng rất khó tìm được một trung tâm dạy lái xe.🎐 Không có giáo viên chuyên biệt, không có loại xe phù hợp để thực hành...ꦆ là những lý do từ chối được các trung tâm đưa ra.
Tính đến giữa năm 2023, cả nước có 371 cơ sở đào tạo lái xe; 154 trung tâm sát hạch, với hơn 40.600 ôtô tập lái, hơn 48.400 giáo viên, hơn 3.800 giáo viên dạy lý thuyết, và𓆏 hơn 2.300 giáo viên vừa dạy lý thuyết và dạy thực hành. Việt Nam không thiếu cơ sở để đào tạo lái xe nhưng không có quy định rõ ràng yêu cầu các trung tâm dạy lái phải nhận học viên khuyết tật hoặc phải thiết kế chương trình dạy riêng cho họ.
Trong khi đó, rất nhiều thương binh và NKT vận động vẫn đang hàng ngày sử dụng xe máy ba bánh chạy trên đường phố. Không ít trong số đó chưa được cấp bằng lái. Vì công việc mưu sinh và nhu cầu đi lại, họ không còn lựa chọn nào khác. Thay vì buông lỏng quản lý ở khía cạnh này - có thể gây nguy hiểm cho chính người khuꦜyết tật và các chủ thể tham gia giao thông khác, theo tôi, nhà chức trách cần xem xét lại các quy định, tạo cơ chế phối hợp đồng bộ và tạo điều kiện cho NKT được sát hạch, đảm bảo đủ điều kiện tham gia giao thông an toàn.
Với công nghệ ngày càng hiện đại cùng với việc kết hợp sử dụng các thiết bị có tính năng hỗ trợ cao trong sản xuất xe số tự động, cơ hội để NKT làm chủ các phương tiện giao thông ngày càng lớn. Bên cạnh đó, cơ sở 𝕴hạ tầng trong giao thông đường bộ của Việt Nam đã phát triển tốt hơn các thập niên trước nhiều. Do vậy, cá﷽c quy định về tham gia giao thông dành cho NKT nên cởi mở hơn để đảm bảo quyền bình đẳng và cơ hội hòa nhập vào cộng đồng của họ. Đó cũng là cách giúp giảm bớt gánh nặng của người khuyết tật cho gia đình và xã hội.
Hà Đức Trí