Triều Tiên là quốc gia duy nhất trên thế giới mà Trung Quốc ký hiệp ước ràng buộc về giúp đỡ lẫn nhau. Văn kiện được lãnh đạo hai nước ký vào tháng 7/1961 này chỉ vỏn vẹn có 7 điều khoản, theo BBC.
Theo giáo sư Kerry Brown, giám đốc Viện Trung Quốc Lau thuộc Đại học King’s, London, điều khoản thứ hai trong hiệp ước này là đáng chú ý nhất. "Trong trường hợp một bên bị một quốc gia hay nhiều quốไc gia liên minh tấn công vũ trang và lâm v🍸ào tình trạng chiến tranh, bên còn lại của hiệp ước sẽ lập tức sử dụng biện pháp quân sự và tất cả những phương thức hỗ trợ khác có thể", điều khoản quy định rõ.
Điều khoản này được cho là câu trả lời cho hành động của Trung Quốc trong kịch bản Triều Tiên bị tấn công, ꦍchẳng hạn như từ phía Mỹ và Hàn Quốc. Lúc đó, hiệp ước sẽ được kích hoạt, Bắc Kinh có nghĩa vụ phải tham chiến và đứng về phía Bình Nhưỡng.
Trong lịch sử, Trung Quốc đã từng làm điều này, ngay cả khi chưa ký kết hiệp ước. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Trung Quốc đã triển khai hàng triệu chí nguyệnౠ quân tới Triều Tiên chiến đấu ngay sau khi lực lượng Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn đầu tham chiến.
Sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976, Trung Quốc bắt đầu tiến hành những cải cách toàn diện và vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với vai trò địa chính trị ngày càng lớn hơn. Bắc Kinh vẫn coi Bình Nhưỡng là một😼 vùng đệm tối quan trọng giữa lãnh thổ của mình và các lực lượng quân sự Mỹ ở Đông Á, nên hiệp ước trên vẫn được duy trì, bất chấp những thay đổi của thời cuộc.
Là đồng minh thân cận duy nhất, Trung Quốc từng nỗ lực giúp Triều Tiên cải cách nền kinh tế để phát triển đất nước. Đầu thập niên 2000, Trung Quốc đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tới thăm và mời ông tới tham quan đặc khu🅘 kinh tế Thượng Hải. Tại đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã được giới thiệu về mô hình kinh tế sản xuất phục vụ xuất khẩu kiểu phương Tây nhưng vẫn 🅠duy trì định hướng của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Tuy nhiên, Triều Tiên dường như không mấy mặn mà với mô hình này. Học thuyết Juche (Chủ thể) của Triều Tiên coi trọng "tự lực tự cường", k𓄧hước từ bất cứ nỗ lực nào nhằm bắt chước các hình 💦mẫu từ bên ngoài. Tới nay, nền kinh tế Triều Tiên vẫn chủ yếu phục vụ nhu cầu phát triển quân đội và các chương trình tên lửa, hạt nhân nhằm nâng cao sức mạnh quân sự quốc gia.
Sau khi lên nắm quyền, nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jo❀ng-un tiếp tục theo đuổi học thuyết Juche, thúc đẩy chương trình tên lửa, hạt nhân Triều Tiên phát triển chưa từng thấy, bất chấp những phản đối từ cộng đồng quốc tế cũng như Trung Quốc. Trong 6 năm qua, nhà lãnh đạo này chưa từng tới thăm Trung Quốc, trong bối cảnh q🧔uan hệ hai nước ngày càng kém mặn nồng hơn xưa.
Năm 1992, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc trong một nỗ lực thúc đẩy thương mại song phương. Động thái này của Bắc Kinh khiến Bình Nhưỡng nổi giận, khi họ bỗng nhiên bị cô lập hơn bao giờ hết, theo NYTimes.
Theo Shen Zhihua, chuyên gia về quan hệ Trung - Triều, kể từ thời điể൩m đó, "hiệp ước 1961 về liên minh giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã trở thành mẩu giấy ꦡvụn".
Quyền lực dầu mỏ
Giáo sư Brown cho rằng ảnh hưởng lớn nh𝐆ất của Trung Quốc tới Triều Tiên nằm ở thương mại, viện trợ và năng lượng. Sau khi Liên Xô tan rã, Triều Tiên càng phụ thuộc vào Trung Quốc trong các lĩnh vực này, biến Bắc Kinh trở thành đối tác gần như duy nhất của🙈 họ.
Phần lớn hàng hóa xuấꦏt khẩu của Triều Tiên là tới Trung Quốc hoặc qua Trung Quốc để tới các nước khác. 90% nguồn viện𝓀 trợ cho Bình Nhưỡng cũng xuất phát từ Bắc Kinh. Trung Quốc là quốc gia duy nhất kết nối với Triều Tiên bằng đường hàng không và đường sắt.
Than đá xuất khẩu sang Trung Quốc cũng là nguồ🐻n thu ngoại tệ quan trong đối với Triều Tiên, cho đến khi hoạt động này bị ngừng vào tháng 7 do lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc được Bắc Kinh thông qua🏅.
Trung Quốc cũng từng là quốc gia duy nhất có các ngân hàng liên kết với đối tác ở Triều🦄 Tiên thông qua các tài khoản ở Macau. Tuy nhiên, lệnh cấm v♏ận Triều Tiên của Liên Hợp Quốc đã khiến các tài khoản này bị đóng băng.
Dù vậy, một số ngân hàng Trung Quốc được cho là vẫn tiếp tục giao dịch gián tiếp với các công ty bị cấm vận của Triều Tiên hoặc qua các đối tác trung gi𝓡an. Những ngân hàng này có thể sẽ trở thành mục tiêu nhắm đến của các lệnh cấm vận mới mà Liên Hợp Quốc sẽ đưa ra sau khi Triều Tiên thử hạ🌜t nhân lần thứ 6.
Đến lúc đó, ảnh hưởng lớn nhất mà Trungꦛ Quốc có thể tác động đến Triều Tiên chính là dầu. 80% dầu của Triều Tiên được nhập khẩu qua nܫgả Trung Quốc, nên nếu nguồn cung cấp dầu này bị cắt theo một lệnh cấm vận toàn diện, nền kinh tế Triều Tiên sẽ hứng chịu đòn giáng vô cùng nặng nề và tức thời.
Cách đây vài năm, đường ༒ống dẫn dầu từ Trung Quốc sang Triều Tiên đã bị ngừng trong vài ngày, sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ𒊎 5. Việc cắt dầu tạm thời này được cho là hành động phô trương sức mạnh của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng, để cho giới lãnh đạo Triều Tiên thấy rằng Trung Quốc không hài lòng với tham vọng hạt nhân của họ.
Thế nhưnꦦg động thái răn đe đó không ngăn được Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6. Sau vụ thử, nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ, đã yêu cầu Trung Quốc có các biện pháp gây sức ép cứng rắn hơn với Triề💝u Tiên, đặc biệt là phương án cắt toàn bộ nguồn cung cấp dầu.
Brown cho rằng việc ngừng cấp d🎀ầu tạm thời hoàn toàn khác với cắt toàn bộ nguồn cung. Nhiều chuyên gia tin rằng kịch bản này sẽ buộc Triều Tiên phải nhanh chóng quy phục, bởi dầu được coi là một mạch máu rất quan trọng trong nền kinh tế bao cấp của Bình Nhưỡng.
Một số nhà phân tích lại bác bỏ nhận định này, cho rằng mọi thứ không diễn ra một cách nhanh chóng như vậy. Triều Tiên dành 25% GDP🍨 cho hoạt động quân sự và lượng dầu dự trữ của nước này đủ dùng trong vài tháng. Trong trường hợp bị cắt hoàn toàn nguồn cung cấp dầu, Triều Tiên vẫn đủ thời gian để phát động một cuộc tấn công tổng l𝓰ực xuống Hàn Quốc trong canh bạc "được ăn cả, ngã về không" trong nỗ lực duy trì sự tồn tại của mình.
M﷽ột kịch bản tồi tệ nữa là cuộc khủng hoảng dầu sẽ châm ngòi cho làn sóng người Triều Tiên ồ ạt chạy nạn sang Trung Quốc, trong khi sự sụp đổ của chính quyền Bình Nhưỡng sẽ để lại lỗ hổng quyền lực rất lớn. Lúc đó, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với cơn ác mộng tồi tệ nhất, đó là Mỹ và các đồng minh sẽ tìm cách nhảy vào lấp chỗ trống này, xóa bỏ vùng đệm mà Bắc Kinh nỗ lực duy trì suốt nhiều thập kỷ qua.
Brown cho rằng viễn cảnh tồi tệ này chính là lý do Trung Quốc không muốn đi xa hơn trong các biện phá🤡p trừng phạt Triều Tiên, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ ngừng giao thương với các quốc gia làm ăn với Triều Tiên, trong đó có Trung Quốc.
Các viện nghiên cứu ở Mỹ thường xuyên tổ chức các cuộc "diễn tập phòng họp", trong đó các học giả được chia làm nhiều phe đại diện cho các quốc gia ♛khác nhau và thảo luận về cách phản ứng trong tình huống nổ ra khủng hoảng ở Triều Tiên. Một chuyên gia phân tích cho biết trong phần lớn các cuộc diễn tập như vậy, nhóm học giả đại diện cho Mỹ và Trung Quốc thường kết thúc bằng việc "nổ súng" vào nhau.
Phillip C. Saunders, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề quân sự Trung Quốc thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ, cho biết các học giả và tướng lĩnh về hưu Trung Quốc giam gia diễn ♊tập luôn nhấn mạnh hai điểm: "Chính quyền Triều Tiên phải được giữ ổn định và ảnh hưởng của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng là hạn chế".
Điều này cho thấy tầm quan trọng của Triều Tiên đối với Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải thận trọng và kiềm chế trong các hành động của mình, dù điều𝓀 đó sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến hình ảnh hùng cường của Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế, Brown nhận định.
Trí Dũng