Bấy giờ tôi và có lẽ là không ít trong số các bạn, chẳng hoài nghi khi ước mơ về máy bay giá rẻ, hay nói to tát hơn là một “thị tr𒐪ường bay có cạnh tranh”.
5 năm sau đó, Hà Dũng vướng vào món nợ vài chục tỷ. Thị trường trở lại thời kỳ độc quyền khi hàng không tư nhân đã học được một bài học phải đổi bằng một thất bại tiêu tốn nhiều cơ nghiệp. Không có gì khó hiểu khi một nhạc sĩ, dù tỷ phú, phải cạnh tranh một cách cam chịu với người khổng lồ Vietnam Airlines꧒.
Khai sinh dưới cái tên Air Speed Up (♎Tăng Tốc), một cái tên không may (Tăng Tốc viết bỏ dấu thành Tang Toc), Hà Dũng sau đó đã đổi tên thương hiệu hoành tráng hơn nhiều: Hãng hàng không Đông Dương. Nhưng tham vọng này, trước thế độc quyền🃏 chết yểu ngay tại Việt Nam rất nhanh chóng.
“Trường hợp Hà Dũng”, hay “thảm họa Tang Toc” phải “bán 7 biệt thự 25 xe hơi” cho giấc mơ bay cho thấy “cơm áo không đùa với 𝕴khách thơ”, dù nhạc sĩ tỷ phú này thừa tiền để không phải lo nỗi lo thuần túy cơm áo.
Bởi vậy tr🎀ước cuộc họp định mệnh quyết định số phận của Vietjet Air sau chuyến “bay nhầm” chiều 24/6 , nói thật là đã có không ít thấp thỏm cho số phận của hãng hàng không tư nhân này cũng như “thị trường bay cạnh tranh” nói chung. Sự cố bay nhầm, nói gì thì nói là quá nghiêm trọng. Đấy, còn đó “sự cố MH370” mà 239 người giờ vẫn mang số phận mất tích. Hay gần hơn, tai nạn thảm khốc ở Lào…
Tôi đồng ý với Bộ trưởng Thăng rằng, “chuyến bay không có hậu quả nào là một điều may mắ🧸n". Vấn đề an toàn hàng không dù đối với loại phương tiện an toàn nhất trong các phương tiện - luôn là vấn đề nhạy cảm do tính thảm khốc khi tai nạn xảy ra. Và an toàn hay không an toàn không thể chỉ trông vào vận may. Nhưng đó không phải là lý 💞do để “dẹp bỏ” hay “cấm cửa” hãng hàng không tư nhân này sau một sự cố chính xác là hy hữu, như đòi hỏi của không ít người.
Tiếp viên Vietjet Air mặc bikini nhảy bốc lửa trên máy bay. Nữ tiếp viên Vietjet Air lại múa thoát y trên máy bay… Chắc không ít h♒ơn một lần bạn đọc được những dòng như thế. Và có bao giờ bạn tự hỏi trong những dòng chữ ấy hàm chứa sự kỳ thị y như dưới thời bao cấp khi “đã tư nhân thì đồng nghĩa vớiඣ trốn thuế và trộm cắp”. Có bao giờ bạn quan tâm đến số phận của những Air Mekong?
Nhiều người đã vỗ tay trước thái độ và đặc biệt là lời xin lỗi của ông Thăng, nhưng theo tôi, điều đáng được đánh giá cao nhất phải là các🐼h xử lý của ông.
Có thể, Vietjet Air sẽ không được phép nhận thêm tàu bay nếu không đủ điều kiện. Có thể Vietjet sẽ phải cất bớt tàu bay nếu không đủ năng lực. Có thể Vietjet sẽ bị đưa vào diện “giám sát đặc biệt, thậm chí giám sát hàng ngày”. Có thể Vietjet phải công khai nhận trách nhiệm và sửa lỗi trước dân… Nhưng quan trọng là đãꦯ không có sự phân biệt giữa nhà nước và tư nhân (Chính ông Bộ trưởng đã xác định trách nhiệm đầu tiên thuộc về Cục Hàng không Việt Nam, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước). Và với cách xử lý ấy, quan trọng nhất là hãng hàng không tư nhân này vẫn tiếp tục bay.
Quyết định đáng được đánh 🌃giá cao ở chỗ có vi phạm, có xử lý, nhưng cách thức xử lý hợp lý để không trở thành một “bóng ma tang tóc”, để Vietjet Air không đi theo vết xe đổ của Air Speed Up hay IndoChina airlines.
Đào Tuấn