Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng của Nguyễn Nhật Ánh ra mắt bạn đọc dịp đầu xuân 2022. Việc ra sách mới của Nguyễn Nhật Ánh không phải một "sự kiện" thật đặc biệt, bởi lẽ "sự kiện" này đã trở thành thông lệ thường niên trong vài chục năm nay. Bạn đọc đã quen chờ đợi Nguyễn Nhật Ánh ở mỗi dịp xuân về. Từ thuở Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang và hàng loạt truyện viết cho tuổi mới lớn, dường như Nguyễn Nhật Ánh càng viết càng say, anh vừa là nhà văn lại vừa là nhà tâm lý gỡ rối tơ lòng cho trẻ. Đọc Nguyễn Nhật Ánh, các cô bé, cậu bé có thể "ờ... à..." ra rất nhiều thứ rồi tủm tỉm thở phào như vừa tìm ra một lời giải đáp cho những vướng mắc đang đè nặng trong lòng. Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng là cuốn sách đã chạm tới tình yêu của bạn☂🐽 đọc ở nhiều độ tuổi.
Cái nhìn "vạn vật hữu linh"
Không phải là lần đầu tiên Nguyễn Nhật Ánh viết truyện về loài vật. Trước đây tác giả đã rất thành công với Tôi là Bêtô, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Chúc một ngày tốt lành, Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng... Vẫn là những con vật quen thuộc trong nhà, trong vườn nhưng mỗi lần xuất hiện chúng đều mang dáng vẻ riêng, không trùng lặp. Ví như cún Bêtô, Binô (Tôi là Bêtô) không hề giống với cún Suku, Haili, Pig (Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng) và càng khác xa với Su Su, Tai Dài trong Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng.
Điều giống nhau trong những tác phẩm này chính là Nguyễn Nhật Ánh đã nhìn thế giới bằng cái nhìn "vạn vật hữu linh" - tất cả thế giới xung quanh đều có linh hồn, có tâm trạng; đều biết buồn, vui; biết yêu thương, giận hờn... Tác giả đã nhìn đời bằng cái nhìn trẻ thơ - lấy mình làm hệ quy chiếu để nhìn ra thế giới, vì vậy, truyện có nhiều tầng bậc nghĩa, lứa tuổi nhỏ có thể không hiểu hết nhưng chúng vẫn thích bởi sự ngộ nghĩnh của các con vật rất phù hợp tư duy "vật ngã đồng nhất" của lứa tuổi này, đồng nhất bản thân với thế giới xung quanh, nhìn vạn vật cũng có hồn như thế giới♔ của con người.
Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng dựng lên không gian vườn quê với đủ loại động vật, từ bác chó Tai Dài tận tụy, nhân hậu; chú cún Su Su hồn nhiên, vô tư; chú gà choai Cánh Cam đỏm dáng, đào hoa; cô gà mái Ướt Mưa thẳng thắn, lo toan, gà Mắt Tròn mộng mơ, Sợi Tơ Vàng kiều diễm; bác Ngựa Ô uyên thâm, chị vịt Bông Súng tần tảo, can đảm; vịt con Gì Cũng Biết thích tưởng tượng, sau trở thành nhà văn nổi tiếng Vibacha; nhà tâm lý bồ câu Áo Tím chuyên gỡ rối tơ lòng; cô giáo ngỗng Bạch Tuyết vừa dịu dàng vừa nghiêm khắc; chuột Chuông Rè "hát hay không bằng hay hát" luôn say xỉn; hai con chuột láu cá, tinh quái Xám anh và Xám em; mụ cáo Tia Chớp mưu mẹo, gian ác, sau thuần phục trở thành cô cáo dũng cảm, trọng tín nghĩa; Mõm Nhọn nhanh nhẹn, tốt bụng; chú dế Ánh Sao khiêm tốn luôn giấu mình ca hát...
Tất cả đều thân quen nhưng qua sự sắp xếp và thổi🌠 hồn của Nguyễn Nhật Ánh, chúng trở nên sống động, vừa gần gũi, quen thuộc vừa mới mẻ, lạ lùng. Mỗi con vật mang một tính cách người, góp phần làm nên xã hội Người với tất cả buồn vui, hỉ, nộ, nhưng trên hết là sự thông minh, dũng cảm và giàu lòng nhân ái. Vì vậy, truyện viết về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh, suy cho cùng vẫn là viết về con người, về thế giới trẻ thơ hồn nhiên, ngây thơ, thân thuộc mà luôn tươi mới, đáng yêu.
Đối thoại với trẻ mới lớn
Xuyên suốt từ trang đầu tới trang cuối là sự phát triển không ngừng của các nhân vật, đúng ra là sự lớn lên của chúng. Nguyễn Nhật Ánh nắm chắc tâm lý của các cô bé, cậu bé trong độ tuổi đang tập làm người lớn. Những đứa trẻ rất nhiều ồn ào, nhiều trò nghịc♍h ngợm, ranh mãnh và cũng rất giàu lòng nhân ái, nhiều mộng mơ, khao khát.
Chú cún Su Su khi gia nhập cư dân vườn là cậu học trò ham chơi, ham ngủ. Trò chơi thú vị mà chú có thể lặp đi lặp lại không chán là nhayౠ gặm tất cả giày dép, gấu quần của bất cứ ai và đam mê lớn nhất của chú là ngủ trong lớp. Chú cún ngây thơ như một cậu bé hiếu động, nghịch ngợm nhưng dễ thương nên không ai nỡ trách phạt. Su Su cứ thế lớn lên từng ngày cho tới khi được bác chó Tai Dài giao nhiệm vụ trông coi, bảo vệ khu vườn. Su ngỡ mình đã lớn. Su muốn mình nổi tiếng nên đã nhờ bác Ngựa Ô nghĩ cho mộtౠ cái tên thật kêu, thật oai. Su Su mang tâm lý của một cậu bé đang trưởng thành, mặc dù đã có khả năng quan sát tốt nhưng vẫn hấp tấp, vội vàng; dũng cảm, nhanh nhạy nhưng còn thiếu kinh nghiệm, lại thêm thích khoe mẽ nên đã không thể chiến thắng được Diều Hâu xảo quyệt.
Tuy nhiên, đúng lúc Su Su "tổn thương trầm trọng" vì bị gã Diều Hâu "hạ gục ngay ngày đầu tiên khoác trꦚên người chiếc áo bảo vệ" thì cậu đã được Cánh Cam động viên: "Lão đó chỉ có tài đánh lén thôi", "Nếu em cảnh giác, chắc chắn lão không làm꧙ gì được". Có thể nói, thất bại đầu tiên cùng với sự động viên, cảnh tỉnh của các bạn đã khiến Su Su ngộ ra nhiều điều. Bỏ thói khoe mẽ, bỏ tất cả trò chơi "trẻ con" nhảm nhí, bỏ luôn thói quen ngủ gục trong lớp, Su Su đã rèn cho mình một khả năng phân tích, suy luận, phán đoán, tổng hợp và khái quát hóa, xứng đáng là người lính gác, một "ngài an ninh" giỏi giang, dũng mãnh của khu vườn trại...
Gà Cánh Cam khi có cảm giác mình là người lớn cũng rất thích khoe mẽ. Niềm tự hào của Cánh Cam chính là vỗ đôi cánh sặc sỡ bay lên những chỗ thật cao và "ưỡn ngực gáy bất cứ lúc nào" cốt để "tỏ vẻ ta đây người lớn" và để cho các cô gà trong xóm chạy lại ngó nghiêng, trầm trồ ngưỡng mộ, rồi mỗi khi có ai đó đứng gần "nó càng làm bộ làm tịch, cốt khoe thân hình rắn chắc". Trong Cánh Cam hình thành những xúc cảm mới, thích bắt chước người lớn; thích ngắm nghía, đánh giá bản thân🍌 và so sánh mình với người khác. Tuy nhiên, Cánh Cam chỉ "ra dáng một chàng trai" xét về mặt ngoại hình "chứ ẩn chứa bên trong vóc dáng vạm vỡ đó thật ra vẫn là một tâm hồn bé thơ". Bằng chứng là khi "Mắt Tròn thao thức vì nó thì Cánh Cam đêm nào cũng đánh giấc ngon lành và hồn nhiên mơ về những cánh đồng ngô".
Gà Mắt Tròn cùng trang lứa với gà choai Cánh Cam nhưng vì là "phái nữ" nên tâm hồn cô bé "lớn" nhanh hơn. Troꦰng khi Cánh Cam còn đang mê mải chơi trò trẻ con với Su Su thì Mắt Tròn đã có nhu cầu kết bạn để chia sẻ những tâm tư thầm kín. Mắt Tròn thầm thương, trộm nhớ, thần tượng Cánh Cam và cũng giống như các cô bé mới lớn "nằm khóc tuổi thơ qua", trước sự "vô tình" của Cánh Cam, Mắt Tròn "thấy hồn mình chông chêꦍnh", "tâm hồn thơ ngây của nó đang nghiêng xuống nỗi buồn con gái", tự nhủ phải chờ đợi "anh ấy lớn lên"!
Cả Su Su, Cánh Cam, Mắt Tròn... đều mang những nét tâm lý của các cô bé, cậu bé đang độ trưởng thành và khi có cảm giác mình là người lớn, các cô cậu đều có nguyện vọng được hòa mình vào tập thể, có chỗ🌟 đứng trong lòng tập thể; tự nhận thức về bản thân và sự trưởng thành của bản thân. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, xúc cảm mang tính chưa ổn định: chúng dễ tự kiêu, tự ti, mặc cảm; dễ bị tổn thương, rơi vào trạng thái lo lắng, buồn rầu, thậm chí bi quan. Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển đầy khó khăn, phức tạp, biến động và khủng hoảng khôn lường. Nguyễn Nhật Ánh dường như rất thấu cảm điều này, anh đã dùng các nhân vật để đối thoại với trẻ em một cách thật nhẹ nhàng và tinh tế.
Mắt Tròn buồn tê tái khi hết lòng thương nhớ Cánh Cam mà cậu ta vẫn không đủ tinh tế để cảm nhận ý tứ trong những cử chỉ điệu bộ, những câu nói của Mắt Tròn. Nếu không có nhà tâm lý bồ câu Áo Tím phân tích, khuyên nhủ, không có nhạc sĩ dế Ánh Sao động viên, chia sẻ và đặc biệt không có gà mẹ Ướt Mưa thấu cảm, chắc chắn 🐼Mắt Tròn đã rơi vào khủng hoảng, bế tắc. Cô bồ câu Áo Tím cho Mắt Tròn hiểu rằng: "Tình yêu là quà tặng của thượng đế", "biết đợi một ai đó kịp lớn lên với mình có khi là công việc đáng kể mà số phận thích giao cho những cô gái mới lớn". Nhạc sĩ Ánh Sao cần mẫn tấu lên những bản nhạc hay nhất "như một bàn tay vô hình đã nâng đỡ nó, lên cao, lên cao mãi. Cao hơn nỗi buồn, cao hơn những phiền muộn vẫn giày vò nó trong những ngày qua", "Tiếng đàn của chàng nhạc sĩ giang hồ đã sưởi ấm con gà, đã an ủi nó thật nhiều". Đặc biệt là sự đồng cảm của gà mẹ Ướt Mưa qua cử chỉ "choàng cánh qua đầu đứa con - ra là con của mẹ đã lớn"... Tất cả đã giúp cho Mắt Tròn dũng cảm hơn, biết kiêu hãnh đi đến với tình yêu đích thực.
Rõ ràng, trong vai một nhà văn nhưng cũng là một nhà tâm lý, Nguyễn Nhật Ánh đã đố🅰i thoại với trẻ em, với lứa tuổi mới lớn để các em đọc truyện rồi soi chiếu lại mình.ꦆ Đây chính là một trong những lý do truyện của anh luôn được các em háo hức đón chờ.
Một cuốn sách chữa lành
Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Năm 2021 là năm đáng quên nhất đối với nhiều người. Dịch Covid hoành hành dữ dội, Sài Gòn cũng như nhiều địa phương khác có lúc phải thực hiện giãn cách xã hội, phong tỏa toàn thành phố, cuộc sống trở nên trầm uất, nặng nề. Mọi thứ đều xáo trộn. Những mất mát, đau thương làm cho lòng người không tránh khỏi hoang mang, trĩu nặng cùng cảm giác bất an. Trực tiếp chứng kiến và trải qua những chuyện đau lòng này, Nguyễn Nhật Ánh không tránh khỏi những cú sốc. Anh tâm sự: "Lúc đó, tôi k🅷hông thể bình tĩnh để làm bất cứ chuyện gì nhưng rồi tôi biết mình không thể để nỗi buồn cầm chân mãi. Nếu tôi không nhúc nhích một ngón tay nào, không ai có thể giúp tôi nhấc mình lên khỏi nỗi buồn được. Thế là tôi lại ngồi vào bàn. Tôi tin làm việc là cách tốt nhất để chữa lành vết thương trong tâm hồn mình".
Chính bằng cách đó, anh đã vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh. Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ: "Thế giới hồn nhiên, rộn ràng tươi vui của các con vật ngộ nghĩnh giúp tâm hồn tôi lấy lại thăng bằng...". Không phải ngẫu nhiên anh đặt tên cho cuốn sách của mình là Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng, và cũng không phải ngẫu nhiên họa sĩ đã trình bày cả trang bìa cuốn sách bằng gam màu hồng. Cho dù thế nào, cuộc sống vẫn rất mến yêu, cho dù thế nào con người cũng không được gục ngã. Nguyễn Nhật Ánh thừa nhận cuốn sách "giống một liệu pháp tinh thần" giúp anh vượt qua những ngày khó khăn nhất của dịch bệnh, và anh hy vọng nó sẽ là vitamin chữa lành vết thương cho tâm hồn con người sau đại dịch, giúp mọi người cùng "tìm thấy sự bình yên và ấm áp" sau rất nhiều những hốt hoảng, lo âu, đặc biệt là giúp các bạn trẻ có thêm động lực "vượt qua mất mát, đau thương để yêu cuộc sống hơn".
Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng không chỉ là tác phẩm văn chư🐷ơng bình thường mà thực sự là một cuốn sách chữa lành: chữa lành tổn thương, chữa lành nỗi đau, chữa lành tâm hồn con người. Với tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh không chỉ không lặp lại chính mình mà còn vượt lên với quan niệm nhân văn sâu sắc, nói như Kaitlin Rees: "Trang viết của Nguyễn Nhật Ánh mang lại cho ta những ngỡ ngàng ấy - cho bạn, những người có thể đã sống qua những nơi chốn ông viết về, và cho tôi, kẻ biết nhiều hơn từ một sự đọc nghiền ngẫm".
Lã Thị Bắc Lý (Đại học Sư phạm Hà Nội)