Nhà phê bình Ngô Thảo, người bạn thân thiết của Thu Bồn ở tạp chí Văn nghệ quân đội số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội, đảm nhận vai trò biên soạn. Ông nhận định hơn 3.000 trang sách cho thấy sự nghiệp thơ văn dày dặn của Thu Bồn. Tác giả không💎 chỉ là một nhà thơ nổi tiếng như lâu nay được định danh trong lòng bạn đọc mà còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm giá trị.
Tập một dành in thơ, trường ca. Có những bài mới chỉ in báo, tạp chí chứ chưa xuất hiện trong tập thơ nào trước đó. Ngô Thảo gom lại một mục chung, gọi là Những bài thơ lẻ.
Tập hai là các truyện ngắn, những bài ký chủ yếu kể về tiểu sử của Thu Bồn từ ngày đầu tham gia cách mạng trong kháng chiến chống Pháp. Những bài ký cho người đọc khám phá Thu Bồn như một nhà thơ hiếm hoi ở Việt Nam đi giao ⛎lưu quốc tế rất rộng rãi.
Năm 1961, Thu Bồn vào chiến trường miền Nam, nơi ông đến là Tây Nguyên, tác phẩm đầu tiên của ông là Trường ca chim Chơ Rao. Là người Quảng Nam nhưng da ông đậm đậm, vóc dáng rất gần với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nên hòa hợp v🔯ới người dân ở đây khá dễ dàng. Chất hoang dã của người Tây Nguyên thấm vào Thu Bồn tự nhiên và được ông đưꦅa vào tác phẩm.
Tập ba và bốn là các tiểu thuyết: Dưới đám mây màu cánh vạc (Giải thưởng Nhà nước), Đỉnh núi, Chớp trắng, Vùng pháo sáng, Em bé vào hang cọp. Trong đó, Vùng pháo sáng trước đây chưa được phổ biến nhiều ▨vì mới in ở một nhà xuất bản địa phương. Tiểu thuyết viết về chiến dịch cuối cùng đưa mấy vạn người ra khỏi vùng tranh chấp ở Quảng Trị để ra miền Bắc năm 1972.
Dưới đám mây màu cánh vạc viết về anh hùng Tr🥀ần Thị Tâm. Những cảnh tượng chiến tranh được Thu Bồn diễn tả bằng những tìm tòi mới mẻ. Cuốn 🍎tiểu thuyết này cũng như tác phẩm khác của ông cho thấy tình người giữa chiến tranh khốc liệt, bạo tàn.
Thu Bồn (1935-2003) tên khai sinh là Hà Đức Trọng, quê ở Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam. Ông tham gia thiếu sꦍinh quân từ năm 12 tuổi, làm liên lạc cho bộ đội và trực tiếp chiến đấu. Trong chiến tranh chống Mỹ, Thu Bồn đã có mặt ở các chiến trường Tây Nguyên, Quảng Trị, biên giới Tây Nam... với các vai trò phóng viên mặt trận, lính xung kích, lính pháo.
Một số tác phẩm nổi bật của ông là Bài ca chim Chơ Rao (trường ca, 1962), Tre xanh (thơ, 1969), Mặt đất không quên (thơ, 1970), Campuchia hy vọng (trường ca, 1978), Thông điệp mùa xuân (trường ca, 1985), Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ, 1992)...
Thanh Nghị