Tối cuối năm, mọi ngả đường quanh sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) đều kẹt cứng xe cộ. Sau khi xuống máy bay, tôi bắt một chuyến xe ôm công nghệ để về nhà cho nhanh, vì ý nghĩ 🌺xe máy cơ động, linh hoạt, di chuyển thuận lợi hơn ôtô.
Con đường từ sân bay về ngã tư Hàng Xanh xe đông, di chuyển chậm và nhích từng chút một. Anh tài xế xe công nghệ liên tục phàn với tôi vì điều đó. Bất giác, anh về số rồi rồ ga phi xe thẳng lên lề đường và chạy bon bon. Chạy một quãng chừng 150m, bất giờ gặp phải tủ thuốc lá hàng rong anh mới cho xe chạy xuống lòng đജường.
Nhiều người nóng vội khác cũng chạy xe trên lề đường ầm ầm như thế. Nhìn những viên gạch lát vỉa hè vỡ toác, có đoạn chỉ còn trơ lại tấm nền xi măng nham nh🌱ở, tôi thật giận bản t♉hân mình vì đã dễ dãi - ngồi trên một chiếc xe máy chạy trên vỉa hè.
Lần khác, tôi có dịp tham gia leo núi Chứa Chan (Đồng Nai) cùng một nhóm bạn. Trải qua một đêm nướng thịt, uống bia và đốt l𓆉ửa trại trên núi, dĩ nhiên lượng rác thải của một nhóm có chục người là không ít. Nào là túi đựng thịt, vỏ lon bia, chai tương ớt, chai tương cà...rất nhiều.
Nhóm của tôi gom rác lại rồi chia ra thành 10 bọc, mỗi người có nhiệm vụ mang một bọc rác nhỏ xuống núi. Chúng tôi kiên quyết không để tình trạng người về, rác ở lại. Nhưng một số nhóm khác thì không đượ💦c như vậy. Hoặc là họ để rác tứ tung, hoặc là họ gom rác thành đống rồi để luôn trên núi rồi cứ thế mà rời đi, tuyệt nhiên chẳng ai dám nhắc nhở.
Vào vấn đề chính của bài viết, việc rác tràn ngập p🔯hố đi bộ ở Sài Gòn, hay rác ngập các con phố xung quanh Hồ Gươm sau các đêm giao thừa pháo hoa, các lễ hội đã là câu chuyện không mới. Nó là đã căn bệnh trầm kha xảy ra nhiều năm 🅰nay.
Những người tham gia lễ hội pháo hoa, đếm ngư♚ợc này tuyệt đại đa số là thanh niên. Nhìn những gương mặt nam thanh nữ tú đó, tôi đoan chắc rằng đa số họ đều có trình độ và học thức nhất định. Họ hoàn toàn ý thức được rằng xả rác nơi công cộng là việc xấu và không nên làm.
Nhưng mùa lễ hội năm này qua năm khác, hễ người bỏ về, rác ở lại vẫn tiếp diễn thì ch𓃲ỉ có hai nguyên nhân. Một là do tâm lý đám đông và hiệu ứng dây chuyền: thấy người khác xả thì mình cũng xả. Đám đông nhiều như vậy thì biết ai để mà phạt vạ? Nguyên nhân thứ hai là vấn đề quản lý: Số lượng thùng rác quanh những con phố này đã đáp ứng nhu cầu của đám đôn💟g hay chưa? Chúng ta đã ban hành những quy định nhắc nhở, xử phạt nghiêm người xả rác chưa? Đã thực thi việc xử phạt và công bố để răn đe chưa?
Ở vấn đề thứ nhất, thật ra cũng giống như tôi, ý thức được việc đi xe máy lên lề là một việc xấu, nhưng chẳng dám lên tiếng nhắc nhở anh tài xế. Không dám hoặc là chẳng♎ muốn vì nó đụng chạm quyền lợi của tôi. Cứ để yên cho anh𝔉 ta leo lề thì sẽ được đi nhanh hơn, về nhà nhanh hơn. Đám đông cũng vậy, đang giờ phút vui chơi, họ sẽ tìm cách nhanh chóng trút bỏ "gánh nặng rác", thấy người khác xả bậy, họ cũng làm theo để tiện cho mình.
Như vậy chính việc "đồng loã" với cái xấuꦗ là nguyên nhân làm cho cảnh rác sau lễ hội tái diễn qua từng năm.
Còn việc nói xả rác bậy vì thiếu thùng rác chỉ là nguỵ biện. Không có một thành ph🌺ố nào đủ thùng rác để phục vụ lượng người khổng lồ có mặt cùng lúc ở một thời điểm và chỉ xảy ra vài dịp trong năm. Hơn hết, không có thùng rác không đồng nghĩa với việc được xả bậy.
Vì thế, theo tôi không thể trông mong vào ý thức của người đi chơi lễ được. Câu chuyện "phố phường sạch đẹp sau đêm giao thừa" chỉ sẽ có trong chuyện cổ tích. Việc làm cần thiết để những hình ảnh xấu♑🧜 xí này không tái lập mỗi năm là luật phải nghiêm và xử phạt thật nghiêm khắc mà thôi.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.